Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um…
Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Rau ngổ – Ảnh: Thái Nguyên
Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.
Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam
cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá
cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.
Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng,
giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị
đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.
Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận,
tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng
sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống
nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa
chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.
Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải
độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng
20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương
sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các
bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa…, uống trong và kết hợp rửa
ngoài.
Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau
ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào
vắt lấy nước uống.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng
dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã
nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc
hay viên hoàn.
Lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều
rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ
có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng
có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.