Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Cỏ roi ngựa là loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, mọc thẳng, cao từ 10cm – 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, có rãnh, xẻ thuỳ lông chim. Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu xanh. Quả nang, có 4 nhân. Vì thân cây mọc thẳng, có đốt như roi ngựa, nên có tên gọi là cỏ roi ngựa.


Cây mọc hoang ở khắp nơi. Toàn cây được dùng làm thuốc. Dùng tươi hoặc sấy khô.
Theo Y học cổ truyền, cỏ roi ngựa có vị đắng, hơi hàn, vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, tán ứ, sát trùng, thông kinh… Dùng chữa cảm sốt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa,…
Một số đơn thuốc thường dùng
Chữa cảm sốt: Cỏ roi ngựa 50g, khương hoạt 25g, thanh cao 25g. Cho các vị thuốc vào nồi đổ ngập nước, sắc lấy 2 bát con, chia thành 2 lần uống trong ngày (cũng có thể đem các vị thuốc tán nhỏ, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày); nếu kèm theo đau họng, thêm cát cánh 15g cùng sắc uống.
Sốt rét: Dùng cỏ roi ngựa khô 30 – 60g, sắc nước uống. Trước và sau lúc lên cơn sốt 1 – 2 giờ uống 1 lần.
Chữa kinh nguyệt không đều: Cỏ roi ngựa 40g, ích mẫu 20g, cỏ tháp bút 10g, ngải cứu 25g. Tất cả sắc với nước uống, ngày 2 lần. Uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Chữa đau bụng kinh: Cỏ roi ngựa 30g, huyền sâm 15g, sinh địa hoàng 15g, xích thược 15g, bạch thược 15g, địa cốt bì 15g, nữ trinh tử 15g, cỏ nhọ nồi 12g, xuyên luyện tử 15g, uất kim 5g, mẫu đơn bì 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục 6 ngày trước khi thấy kinh, một liệu trình là 2 tháng. Trường hợp đau nhẹ, dùng: Cỏ roi ngựa 30g, ích mẫu thảo 30g. Sắc uống 3 thang trước khi thấy kinh, hiệu quả rất tốt.
Bế kinh: Cỏ roi ngựa 40g, rễ cây gai 30g, sắc với nước uống ngày 2 lần. Uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Mụn nhọt: Cỏ roi ngựa tươi, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp lên chỗ mụn nhọt, dùng đến khi khỏi.
Da lở ngứa: lấy 50-100g cỏ roi ngựa tươi, rửa sạch, nấu nước tắm rửa ngày 1 lần. Dùng đến khi khỏ

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Bầu đất còn có tên là rau lúi, rau lùi, đái dầm, kim thất, đái dầm, thiên hắc địa hồng, người Tày gọi là khảm khon… Là loại cỏ, thân nhẵn, có nhiều cành, lá mọc so le, nhọn ở đầu, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên “thiên hắc địa hồng” (“thiên hắc” là mặt trên mầu xanh đen, “địa hồng” nghĩa là mặt dưới màu đỏ). Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam, mọc thành đầu cành và kẽ lá. Quả bế, hình trụ, mang một mào lông trắng ở đỉnh. Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.


Bầu đất mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi để làm rau ăn người ta hái ngọn non trần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng có thể trộn dầu giấm,… Khi sử dụng làm thuốc thường hái toàn cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Bầu đất có vị cay ngọt thơm, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau, …
Một số bài thuốc thường dùng:
- Hỗ trợ điều trị viêm phế quản:Rau bầu đất 80g, thịt lợn nạc 50g nấu thành canh ngày ăn cùng với cơm. Có thể dùng nhiều ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt (do viêm đường tiết niệu):Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 – 15 ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
- Chữa bầm tím (tổn thương phần mềm) do va đập:
Dùng bầu đất tươi 30g, rửa sạch để ráo nước, thêm vài hạt hồ tiêu, giã nát đắp vào vết thương. Ngày 1 lần mỗi lần khoảng 3 giờ đồng hồ, đắp liền 3 ngày.
- Chữa phụ nữ viêm bàng quang: Bầu đất 15g thổ tam thất, ý dĩ nhân mỗi thứ 10g. Cho vào ấm đổ 800ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày một liệu trình.
-Trẻ em đái dầm: Bầu đất 20g, nấu canh ăn hàng ngày. Nên ăn vào buổi trưa. Các buổi tối nên hạn chế ăn canh, uống nhiều nước.
- Chữa viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái dắt): Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Khí hư, bạch đới: Bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 16g, cỏ xước 16g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

“Ở Trường Sơn có hàng chục loại dơi to (ađhôôr) hay dơi nhỏ (briêng) khác nhau. Tuỳ theo tập quán vùng cao hoặc thấp mà đồng bào chế biến dơi thành những món ăn hấp dẫn khác nhau. Đây là món được coi là quý hiếm, vì thịt dơi trẻ con ăn chóng lớn, thông minh, nhanh nhẹn, người già ăn thịt dơi khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ, còn tuổi trẻ được ăn thịt dơi thì đời sống tình dục vợ chồng tăng thêm gấp bội. Thịt dơi chế biến nhiều món ăn hấp dẫn khác như cháo dơi, dơi hầm trong ống lồ ô, dơi rán, dơi nướng “mọi”…, nhưng món cháo dơi nấu với đậu xanh là thơm ngon, bỗ dưỡng hơn cả…


Theo Đông y, con dơi còn có tên phu dực, biên bức, phi thử (chuột bay). Thịt dơi có vị ngọt, khí bình, không độc, làm lợi tiểu, tiêu phù, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhọt lở, hen suyễn, sốt rét… Thịt dơi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị ốm yếu, nhiều đàm (hen suyễn), cổ nổi nhiều hạch. Người ta còn sử dụng phân dơi làm thuốc có vị cay, tính bình, không độc. Dùng trị mắt mờ, trứng cá trên mặt, tràng nhạc, tim hồi hộp…
Dưới đây là các bài thuốc trị bệnh từ con dơi:
- Trị các bệnh phụ khoa như thiếu máu sau sinh, bế kinh, bạch đới, tử cung lạnh không sinh đẻ, suy nhược mệt mỏi, phong tê… Dùng thịt dơi chưng với các vị hoài sơn, kỷ tử (ăn nóng).
- Làm sáng mắt: Thịt dơi xào cà rốt hoặc ớt ngọt Đà Lạt (ăn mỗi tuần 3 lần trong 2 – 3 tháng).
- Chữa chứng đau đầu, chóng mặt: Nấu thịt dơi với bí đỏ (ăn 10 ngày).
- Chữa bệnh cho trẻ em bị ốm yếu, nhiều đàm (hen suyễn), cổ nổi nhiều hạch. Dùng thịt dơi băm chưng, nấu canh, nấu cháo cho trẻ ăn.
- Cải thiện chứng suy giảm tình dục: Nấu cháo dơi với đậu xanh hoặc hạt sen (ăn mỗi tuần 3 lần).

TRẠCH TẢ

(Rhizoma Alismatis Plantago-aquaticae)

Trạch tả còn có tên là Mã đề nước là thân củ chế biến phơi hay sấy khô của cây Trạch tả (Alisma Plantago-aquatica L var orientalis Samuels), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.


Cây Trạch tả mọc hoang ở vùng ẩm ướt nhiều nơi trong nước ta như Cao bằng, Lạng sơn, Điện biên, Hà nam, Ninh bình, Thái bình. Hái lấy rễ củ rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt nhạt hàn, qui kinh Thận Bàng quang.
Theo các sách thuốc cổ:
  • Sách Bản kinh: vị ngọt hàn.
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: nhập Thái dương, Thiếu âm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Alisol A, alisol B, alisol A monacetate, alisol B monacetate, epialisol A asparagine, choline, tinh dầu, alcaloit, vitamin B12, Kali có hàm lượng 147,5mg%.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu thẩm thấp. Trị các chứng phù, tiểu ít, chứng lâm, tiết tả, di tinh.
Trích đoạn Y văn cổ:
  • Sách Danh y biệt lục: ” chỉ tả cầm tinh, trị tiêu khát, chứng lâm, trục thủy tại Bàng quang, tam tiêu”.

  • Sách Bản thảo mông toàn: ” Trạch tả tuy uống nhiều làm mờ mắt, uống ít lần làm sáng mắt vì thuốc tả phục thủy nên thủy bị trục thì mắt sáng, nếu uống nhiều lợi tiểu thận khí hư thì mắt mờ”.

  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: ” phàm chứng tả tiểu ít mà nhiều lần, dùng Trạch tả thanh nhuận phế khí, thông điều thủy đạo, hạ thâu bàng quang, chủ trị chứng thủy tả thấp tả, khiến phân rắn lại mà tỳ khí tự hồi phục”.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:


  1. Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Clo và Ure thải ra nhiều hơn.
  2. Phần Trạch tả hòa tan trong mỡ, Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ lipid huyết thanh rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ.
  3. Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Cồn chiết xuất phần Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng giãn mạch vành rõ. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.
  4. Có tài liệu nghiên cứu bước đầu cho thấy nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết.
  5. Độc tính của Trạch tả: LD50 của liều uống đối với chuột cống là 4g/kg.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận:

2.Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:
+ Chứng hàn: gia Mộc hương, Gừng nướng.
+ Chứng nhiệt: gia Hoàng cầm, Bạch thược.
+ Thương thử: gia Hương nhu, Bạch biển đậu.
+ Chứng thấp: gia Thương truật, Bán hạ, Trư linh, Hoạt thạch.
+ Thực tích: gia Sơn tra, Chỉ thực.
+ Bệnh lâu ngày: gia Đảng sâm, Thăng ma, Hoàng kỳ.
+ Tiêu chảy lâu khó cầm: gia Nhục khấu, Kha tử.
  • Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử 6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.

3.Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ 258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%; 103 ca triglycerit tăng từ bình quân 337,1mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Báo cáo của Bệnh viện Trung sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng hải, Báo Y học Trung hoa 1976,11:693).
4.Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương phúc Thành dùng Trạch tả thang gồm Trạch tả 30 – 60g, Bạch truật 10 – 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống. Theo dõi 55 ca, uống từ 1 – 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1988,6:14).
Liều thường dùng: 10 – 20g.
Hạt mã đề – tên thuốc gọi là xa tiền tử, là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7 – 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt. Về thành phần hóa học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhày, các acid succumic, adenine và cholin.
Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích tinh khí, mát gan, sáng mắt. Xa tiền tử là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng phổ biến trong nhân dân ta. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây đái buốt, đái rắt, thủy thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều.
Xin giới thiệu một số bài thuốc lợi niệu tiêu phù có hạt mã đề.
Bài 1: Chữa chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó, đái buốt, đái rắt, nước tiểu ít, màu đỏ hoặc đục, dùng xa tiền tử độc vị tán bột ngày uống 8 – 10g chia 2 lần. Trường hợp nặng hơn phải thanh nhiệt lợi thấp dùng hoàng bá 12g, hoàng liên 8g, bồ công anh 12g, tỳ giải 12g, mộc thông 10g, xa tiền tử 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Trường hợp thấp nhiệt nặng thậm chí không đái được, bụng đầy trướng, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác, dùng bài Bát chính tán gồm xa tiền tử, cù mạch, hoạt thạch, chi tử, mộc thông, biển súc, cam thảo, đại hoàng lượng bằng nhau, tán thành bột kép, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g chiêu với nước đăng tâm thảo. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nếu thấp nhiệt thịnh, ứ nghẽn nhiều phải thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, trừ thấp dùng đại hoàng 6g, bạch truật 6g, mẫu lệ 10g, xa tiền tử 16g, hồng hoa 6g, khiếm thực 10g, ngư tinh thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Trường hợp tiểu tiện khó khăn, mặt phù, chân thũng, bụng trướng, kém ăn tiểu tiện vàng, rêu lưỡi nhớt, là khí hóa mất chức năng, dương uất, thủy ứ phải hóa khí kiện tỳ, lợi thấp dùng xa tiền tử 12g, phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g, bạch mao căn 12g, trần bì 12g, trần bì 12g, quế chi 6g, tỳ giải 15g.
Bài 5: Nếu tiểu tiện khó khăn do tiền liệt tuyến phì đại, cuối bãi nhỏ giọt không hết, thiên về ứ kết phải hành khí, phá ứ, điều dương, thông lợi dùng xa tiền tử 24g, tạo giác thích 15g, dâm dương hoắc 15g, xuyên sơn giáp 15g, chỉ thực 15g, tiên mao 15g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
Bài 6: Chữa chứng phù thũng, tiểu tiện không lợi dùng hạt mã đề 15g, phục linh bì 9g, trạch tả 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 7: Trường hợp phù thũng toàn thân tiểu tiện không lợi do phong hàn nhiệt thấp độc bị ứ dẫn đến công năng của 3 tạng tỳ, phế, thận mất điều hòa lại kiêm khái thấu, thở gấp phải tán hàn, tuyên phế, lợi thủy, tiêu thũng dùng xa tiền tử 12g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, trần bì 9g, trư linh 9g, bán hạ 6g, hạnh nhân 9g, phục linh 9g, phòng phong 9g, đan bì 9g.
Bài 8: Nếu phù thũng tiểu tiện ít, vàng, sẻn, khó khăn dùng xa tiền tử 12g, mộc thông 5g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 12g, đại phúc bì 9g, trần bì 9g, phòng phong 9g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, phòng kỷ 9g, trích tang bạch bì 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 9: Trường hợp phù thũng lúc phát lúc không, xu hướng không nặng, lưng gối yếu ớt, miệng khô, họng ráo, sốt nhẹ, mỏi mệt kèm theo tâm phiền, tai ù, chóng mặt, lưỡi đỏ, mồ hôi trộm phải tư can dưỡng thận, đạm thấm lợi thủy dùng xa tiền tử 25g, trạch tả 20g, bạch phục linh 25g, địa phu tử 25g, mẫu đơn bì 20g, sơn thù du 15g, tang thầm 25g, câu kỷ tử 20g, nữ trinh tử 20g, hoài sơn 20g, can địa hoàng 25g. Sắc uống ngày một thang.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Thay vì bỏ tiền mua đồ ăn vặt không lành mạnh, bạn hãy dành tiền này mua một quả dừa tươi để lấy nước uống ít nhất 3 lần/tuần nhé vì chúng rất có lợi cho sức khỏe tụi mình đấy!


Làm đẹp da
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.
Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.
Tăng cường năng lượng
Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời.
Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu.
Sức khỏe tim mạch
Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.
Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.
Giảm nguy cơ mất nước
Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.
Chưa kể các huyết tương tìm thấy trong nước dừa tương tự như máu của con người. Vì vậy, uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, bye bye nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Có lợi cho hệ tiêu hóa
Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).
Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.
Giảm cân
Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những nhân đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.
Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Liều thuốc kháng vi khuẩn, chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Những đặc điểm này khiến nước dừa có thể trợ giúp điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chúng là thức uống giàu dinh dưỡng đã được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng cũng giúp nâng cao mức năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.
Ngoài ra, nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho chúng mình bao gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn.
Những tác dụng phụ của nước dừa?
Nước dừa tươi là một trong những thức uống tự nhiên vô trùng nhất trên trái đất. Nó không có tác dụng phụ nào, trừ một số nhân dễ có phản ứng dị ứng. Nó được coi là thứ nước an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
Mua và uống nước dừa như thế nào?
Nước dừa có sẵn trong lon hoặc chai ở nhiều cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên bạn nên tìm mua dừa tươi nhé.
Khi mua dừa tươi, bạn hãy chọn những quả dừa có vỏ màu xanh lá cây, hoặc những trái dừa có một số đốm nâu sáng vì đây là những quả có chứa nhiều nước.
Khi sử dụng dừa tươi, bạn nên cố gắng uống nước càng sớm càng tốt vì các chất dinh dưỡng này có trong trái dừa tươi có thể bắt đầu tiêu tan ngay sau khi được tiếp xúc với không khí.
Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng hết, thì cũng có thể cho vào chai thủy tinh và để nó trong tủ lạnh từ 10 đến 12 giờ.
Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magie trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền.
Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng Vitamin C đủ cho yêu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm dịch truyền trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cả chiến tranh Việt Nam.
Các nhà khoa học Peru dùng dừa chống sốt rét: Khoét vỏ, đưa thân cây bông vải có tẩm 1 loại vi khuẩn thích ăn ấu trùng của muỗi anophèle vào, đậy kín lại rồi thả vào nước muối 2-3 ngày để vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng của dừa mà sinh sôi nảy nở. Đổ nước những quả dừa đó xuống ao hồ, đầm lầy, vi khuẩn sẽ diệt ấu trùng muỗi truyền sốt rét bằng cách ăn no chúng.
Ở Phillipines, dừa được xem là món ăn trường xuân (có tên gọi Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và “nước cái” (chứa vi khuẩn giúp lên men). Cựu tổng thống Phillipines Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ lại như ở tuổi 20. Nata đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.
Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong trạng thái “sức khỏe dồi dào”, tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh.
Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gãy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.
Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh:
Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống.
Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả.
Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.
Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.
Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống.
Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy. Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng).
Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại.
Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt.
Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc dân gian Kê khương đường nổi tiếng.
Lưu ý: Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên cứ để nguyên quả mà uống, tốt nhất là nên uống ngay tại gốc vừa chặt, tránh thả dừa xuống đất.
Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa; nếu người đang có bệnh thì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. Bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.

Tại sao nên uống nước dừa khi bầu bí?
- Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng tiết nước tiểu, và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
- Với lượng chất béo bằng 0, nước dừa được xem là nguồn khoáng chất không cholesrerol cho cơ thể. Nó phù hợp để giải khát suốt 4 mùa và là gợi ý lý tưởng cho nhóm thai phụ mắc chứng tiểu đường hoặc béo phì.
- Nước dừa chứa nhiều kali. Chất kali trong nước dừa có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất hữu ích với những thai phụ mắc chứng huyết áp cao.
- Nước dừa là nguồn cung cấp dồi dào chất điện giải. Giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, khiến cơ thể phục hồi nhanh và cũng an toàn cho những thai phụ mắc chứng tiêu chảy.
- Nước dừa dồi dào chất xơ; magiê; clo; natri; mangan; canxi; vitamin B2, C; một lượng đường và protein tự nhiên. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
- Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
- Nước dừa cũng rất tốt cho bà mẹ đang cho con bú.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Hà thủ ô và những bài thuốc


Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.

Tên gọi: Vị thuốc này trong bản thảo không có, vì ông Hà thấy ban đêm dây quấn vào nhau như là giao hợp, họ Hà thấy vậy, đào rễ lấy củ ăn, nhờ thế mà khỏe mạnh, sau đó người ta bắt chước ăn cũng thấy có hiệu quả, nên lấy người đầu tiên dùng nó mà gọi tên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).


Tên khác: Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh (Bản Truyện), Trần tri bạch (Khai Bảo Bản Thảo), Đào liễu đằng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Sơn nô, Sơn ca, Sơn bá Sơn ông, Sơn tinh (Đồ Kinh Bản Thảo), Xích cát (Đẩu Môn), Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu (Bản Thảo Cương Mục), Hồng nội tiêu (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa), Giao hành, Dã miêu, Kim Hương Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thủ ô, Tiên Thủ Ô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây sùng bò, Dây sữa bò, Hà thủ ô nam (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb. (Pteuropterus cordatus Turcz).
Họ khoa học: Thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae).
Mô tả:
Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.
Địa lý: Mọc hoang nhiều ở Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Tuyên, miền Bắc Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Thu họach khoảng tháng 8, đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 13o.
Phần dùng làm thuốc: Rễ củ (Radix Polygoni multiflori). Loại rễ củ to đường kính trên 4 cm, khô, vỏ nâu sẫm, cứng đỏ chắc, nhiều bột, ít xơ, không mốc mọt là tốt
Mô tả dược liệu:
Rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củ khoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm, đặc sắc. Mặt cắt ngang để lộ lớp bần màu nâu đỏ, mô mềm, vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp, chất cứng, hơi nặng, không mùi, vị hơi chát (Dược Tài Học).
Bảo quản: Để nơi khô râm, năng đem phơi chống mối mọt
Thành phần hóa học:
+ Có Lecithin 3,7%, các dẫn chất Oxymethylanthraquinone 1, 1-1,8%, chủ yếu có Rheiphenol, Đại hoàng tố, Rhein… Ngoài ra còn có chất bột 45%, chất béo 3, 1%, chất vô cơ 4,5% (Trung Dược Học).
+ Emodin, Chrysophanol, Physcion, Rhein, Chrysophanol anthrone (Hata K, và cộng sự – Tạp Chí Dược Học [Nhật Bản] 1975, 95 (2): 211).
+ Resveratrol, 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside (Shigera Y, và cộng sự, C A, 1986, 105: 214090g).
+ 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside 2”-O-Monogalloyl Ester, 2,3,5,4’ – Tetrahydroystilbene-2-O-b-D-Glucopyranoside-3”-O-Monogalloyl Ester (Nonaka, G, và cộng sự, Phytochemistry 1982, 21: 429).
+ Gallic acid, Catechin, Epicatechin, 3-O-Galloyl (-) –Catechin, 3-O-Galoyl (-) –Epicatechin, 3-O-Galoyl-Procianidin B2, 3,3’-di-O-Galoyl-Procyanidin B2 (Nonaka, G, và cộng sự, Phytochemistry 1982, 21: 429).
+ b-Sitosterol (Nghiêm Quý Mẫn, Thượng Hải Đệ Nhất y Học Viện Học Báo 1981, (8): 123).
Tác dụng dược lý:
+ Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol máu, được chứng minh rõ trên mô hình gây Cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu Cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với Cholesterol (Tư Liệu Tham Khảo Tân Y học (l) 5-6, 1972) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch là do thuốc có thành phần Lecithin (Tư Liệu Tham Khảo Tân Y học (l) 5-6, 1972).
+ Thuốc làm chậïm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu (Trung Dược Học).
+ Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. Hà thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch (Trung Dược Học).
+ Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt gìa không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
+ Thuốc có tác dụng nhuận trường do dẫn chất Oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột (Trích Yếu Văn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược, Nhà xuất bản Khoa học xuất bản năm 1965, tr. 845-346).
+ Hà thủ ô sống tác dụng nhuận trường mạnh hơn Hà thủ ô chín (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Tác dụng kháng khuẩn và virut: Thuốc có tác dụng ức chế đối với tnực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner (Trung Dược Học).
Thuốc có tác dụng ức chế virut cúm (Vi Sinh Vật Học Báo 8 (2) 164, 1960).
+ Glucozit Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính ôn, không độc (Hà Thủ Ô Lục).
+ Vị đắng, tính sáp, hơi ôn, không độc (Khai Bảo Hùng Định Bản Thảo).
+ Dùng sống khí hàn, tính liễm, có độc. Chế bằng cách nấu chín (thục) thì khí ôn, không độc (Bản Thảo Hội Ngôn). + Vị đắng, ngọt, tính sáp, hơi ôn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, ngọt, chát, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc quyết âm, thiếu âm (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh túc thiếu dương đởm kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, túc thiếu âm thận kinh (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Vào 3 kinh Tỳ, Phế, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Can và Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Ích can, liễm huyết, tư âm, triệt hư ngược, chỉ thận tả (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Bổ phế hư, chỉ thổ huyết (Bản Thảo Tái Tân).
+ Bổ ích tinh huyết (Chế Thủ ô), dùng sống có tác dụng giải độc, triệt ngược, nhuận tràng, thông tiện (Trung Dược Học).
+ Tư âm cường tráng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Bổ huyết, cố tinh, dưỡng can, nhuận trường, đồng thời có tác dụng tri sốt rét (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị ngũ trĩ, bệnh ở lưng gối, làm mạnh gân lực, ích tinh tủy, tráng khí, làm đen tóc, kéo dài tuổi thọ, trị bệnh phụ nữ sau sanh, xích bạch đới, lỵ lâu ngày không khỏi (Hà Thủ Ô Lục).
+ Uống lâu dễ có con, trị bệnh ở bụng, các chứng lãnh khí truờng phong (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị trúng phong, đầu thống, hành tý, hạc tất phong, động kinh, hoàng đản (Bản Thảo Thuật).
+ Trị chứng tinh huyết hư, sốt rét lâu ngày, ung sang độc, chứng loa lịch, chứng táo bón (Trung Dược Học).
+ Trị di tinh, đới hạ, lưng gối đau ê ẩm, râu tóc bạc sớm, gan viêm mãn tính, suy nhược thần kinh (Trung Dược Học).
Liều lượng: 12g-40g. Bổ huyết nên dùng Chế thủ ô, thông tiện nên dùng Sinh thủ ô.
Kiêng kỵ.
+ Kỵ các loại huyết, cá có vảy, Tỏi, Hành, Cải, đồ sắt thép (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Hợp với Địa hoàng, có thể phục được Châu sa (Bản Thảo Kinh Giải).
+ Người có thực tà, đờm thấp nặng: kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị phong cùi, dùng Hà thủ ô củ lớn, loại có hoa văn mới tốt, l cân, ngâm vơi nước vo gạo một đêm, cửu chưng cửu sái, Hồ ma 160g, cửu chưng cửu sái, rồi tán bột, mỗi lần. Uống 8g với rượu, ngày 2 lần (Thánh Huệ phương)
+ Trị tiêu ra máu không cầm: dùng Hà thủ ô 80g, tán bột, uống với nước cơm trước khi ăn, mỗi lần 8g (Thánh Huệ phương).
+ Trị tràng nhạc ở cổ đã vớ hoặc chưa vớ, chạy xuống tới ngực trước,: Dùng Hà thủ ô rửa sạch nhai sống hàng ngày, đồng thời lấy lá gĩa rồi đắp lên nhiều lần thì khỏi, bài này có thể uống lâu ngày làm sống lâu và râu tóc đen (Đẩu Môn phướng).
+ Uống hoặc ăn Hà thủ ô có tác dụng tư bổ, ‘Hà Thủ Ô Hoàn” chuyên mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu. Dùng Hà thủ ô, lấy dao bằng đồng cắt lát, nếu khô thì ngâm vơi nước vo gạo cho mềm để cắt, Ngưu tất (bỏ mầm non) 1-3 cân, xắt lát, lắy 1 đấu Đậu đen rửa sạch, dùng gỗ hoặc tre đan làm giá, cứ bỏ một lớp đậu, một lớp Hà thủ ô và Ngưu tất, sắp nhiều lớp cho tới khi hết, chưng nấu cho tới khi đậu chín, lấy ra, bỏ đậu đi, phơi khô, làm như thế cho được 3 lần rồi tán bột, lấy Đại táo chưng rồi trộn thuốc làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống từ 30 – 50 viên với rượu ấm lúc còn bụng đói (Hòa Tễ Cục phương).
+ Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ mỗi thứ nửa cân, cạo bỏ vỏ, phơi âm can, lấy cối chầy đá tán bột, uống mỗi buổi sáng 4g với giấm (Trịnh Nham Sơn Trung Thừa phương).
+ Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng mỗi thứ một nửa, loại củ thật lớn, chọn vào tháng 8, lấy dao tre cạo bỏ vỏ, xắt lát, ngâm một đêm với nươc vo gạo, đem phơi nắng cho khô, lấy sữa bà mẹ đẻ con trai khỏe mạnh tẩm vào rồi phơi khô 3 lần như thế, bỏ vào cối đá gĩa thành bột, trộn với mật ong và Táo nhục làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, sau 10 ngày thêm 10 viên, tới 100 viên thì được, uống với rượu nóng lúc đói. Có bài không dùng sữa người (Tích Thiện Đường phương).
+ Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô đực, cái (đỏ, trắng) mỗi thứ nửa cân, chia làm 4 phần, một phần ngâm với nước Đương quy, một phần ngâm với nước Sinh địa, một phần ngâm với nước Hạn liên thảo, một phần ngâm với sữa người. Sau 3 ngày lấy ra, phơi nắng riêng ra, sấy trên ngói cho khô, bỏ vào cối đá gĩa thành bột, chưng nhục Đại táo cho nhuyễn, làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 40 viên lúc đói (Bút Phong Tạp Hứng).
+ Ấm tinh huyết đen râu tóc đẹp nhan sác, sống lâu dùng Hà thủ ô, Cam cúc hoa, Câu kỷ tử, Địa hoàng, Ngưu tất, Thiên môn đông, Xích phục linh., Bạch phục linh, Tang thầm, Nam chúc tử (Bút Phong Tạp Hứng).
+ Trị vết thương chảy máu, dùng bột Hà thủ ô xức vào, cầm ngay (Bút Phong Tạp Hứng).
+ Khoan khoái gân xương, tổn thương do chấn thương: dùng Hà thủ ô 10 cân, đậu Đen sống nửa cân. Tất cả nấu chín, Tạo giáp 1 cân đốt tồn tính. Khiên ngưu 400g, sao, tán bột, Bạc hà 400g, Mộc hương, Ngưu tất mỗi thứ 200g, Xuyên ô đầu mao (ngâm nước sôi) 80g, tán bột. Tất cả trộn với rượu thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 30 viên với nước trà (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Mồ hôi tự chảy không cầm: dùng bột Hà thủ ô trộn nước miếng đắp giữa rốn (Tập Giản phương)
+ Trị trẻ nhỏ lưng rùa (qui bối): lấy nước tiểu Rùa trộn với bột Hà thủ ô dán vào các đốt xương gù lên, lâu ngày thì bớt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị trong da có cảm giác đau như không biết đau ở nơi nào: dùng Hà thủ ô tán bột, trộn nước cốt gừng thành cao đắp vào, rồi chườm nóng bên ngoài (Kinh Nghiệm Phương – Trung Quốc Dược Học Đaị Từ Điển).
+ Trị tà sốt rét nhập vào âm phận lâu ngày không hết: dùng Hà thủ ô, Ngưu tất, Miết giáp, Quất hồng, Thanh bì, nếu khí ở biểu đã hư, tỳ vị đã yếu, thì thêm Nhân sâm 12- 20g, phế nhiệt thì bỏ Nhân sâm mà thế Đương quy vào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị các loại phong ở đầu mặt, phong cùi: Hà thủ ô, Thích tật lê, Cam cúc hoa, Thiên môn đông, Hồ ma nhân, Tất diệp, Bạch chỉ, Kinh giới tuệ, Khổ sâm, Địa hoàng, Bách bộ (Trung Dược Học).
+ Trị kiết lỵ ra toàn máu dùng các loại thuốc không có hiệu quả, dùng Hà thủ ô, Kim ngân hoa, Địa du, Tê giác, Thảo thạch tàm, Sơn đậu căn, Hoàng liên, Thược dược, Can cát, Thăng ma, Cam thảo, Hoạt thạch (Trung Dược Học).
+ Trị ‘Cốt nhuyễn phong’, lưng gối đau nhức, đi đứng không được, ngứa toàn thân: đùng Hà thủ ô củ lớn mà có hoa văn 1 cân, Ngưu tất 1 cân, với một thăng rượu ngon, ngâm 1 đêm rồi phơi nắng cho khô (khi dùng Hà thủ ô đừng dùng vật có chất sắt thép), luyện mật làm viên, uống lúc đói trước khi ăn, mỗi lần 30 – 50 viên với rượu. Có thể trị được thêm chứng phong đàm hoặc sốt rét lâu ngày không lành (Kinh Nghiệm Phương).
+ ‘Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn’ là bài thuốc trứ danh có Hà thủ ô, dùng để bổ thận khí, đen râu tóc, sống lâu khỏe mạnh (theo Thiệu Tiết Ứng), dùng Hà thủ ô vừa loại trắêng, vừa loại đỏ, mỗi thứ 1 cân, Ngưu tất 320g (trước tiên ngâm Hà thủ ô với nước vo gạo 1 ngày đêm, rồi lấy dao tre cạo bỏ vỏ ngoài xắt thành lát lớn, lấy đậu Đen rải một lớp rồi sau đó bỏ một lớp Hà thủ ô lên, lại tới lớp Ngưu tất, Cứ như thế mà rải thuốc ở trên đậu. Nấu cho chín, bỏ đậu đi chỉ lấy thuốc phơi khô. Nấu phơi như thế cho được 7 lần, xong bỏ đậu Đen đi, Phá cố chỉ nửa cân (ngâm rửa rượu rồi sao với Hắc chi ma (Mè đen) cho tới khi nào hết nghe nổ lốp bốp là được), lấy Bạch phục linh nửa cân, tẩm sữa trâu phơi nắng rồi chưng, Thỏ ty tử nửa cân ngâm rượu 1 đêm, rửa rồi phơi khô, chưng như thế cho được hai lần, Câu kỷ tử nửa cân (bỏ núm khô ở sau). Tất cả tán bột, trộn với mật làm viên, to bằng bạt Long nhãn lớn, ngày uống 3 viên, nhai lúc bụng đói với rượu nóng hoặc nước cơm, nước muối nhạt. Khi chế không được dùng đồ bằng sắt, thiếc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược, có triệu chứng lưng gối nhức mỏi, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều, dùng: Hà thủ ô 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chỉ 12g, tán bột mịn, luyện hoàn vớỉ mật ong. Mỗi ìần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối nhạt (Hà Thủ Ô Hoàn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị mất ngủ do huyết hư, dùng bài: Chế Hà thủ ô, Bắc sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược mỗi thứ 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị thận yếu, đau lưng mỏi gối, di tinh nặng hoăc băng lậu, đái hạ, sinh dục yếu, dùng bài: Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn của Thiệu Ứng Tiết: Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ti tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị Lipit huyết cao, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, bệnh động mạch vành: có tác dụng làm giảm hoặc hết triệu chứng, ổn định bệnh, làm tăng sức, thường hợp với Ngân hạnh diệp, Câu đằng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Có công trình nghiên cứu dùng viên Hà Thủ Ô (mỗi viên nang 0,25g, gồm thuốc sống 0,81, trong đó 30% bột Hà thủ ô, 70% cao nước chế thành), mỗi lần uống 5-6 viên (có người uống 8 -10 viên), ngày 3 lần, dùng thuốc liên tục trong 2-12 tuần, lâu nhất 14 tháng, trị 178 ca Cholesterol máu cao. Kết quả tốt 38,2%, tiến bộ 23,6%, tỷ lệ kết quả 61,8%. Cholesterol máu giảm bình quân 39mg%, trong đó 32% bệnh nhân giảm xuống mức bình thường, đối với bệnh nhân vừa và cao, kết quả tốt (Bệnh Viện Nhân Dân Thượng Hải Số 8 Trực Thuộc Y Học Viện Thượng Hải Số 2: ‘Theo Dõi Lâm Sàng Chứng Cholesterol Cao Điều Trị Bằng Viên Hà Thủ Ô’, báo Công Nghiệp Y Dược 1974, 6: l).
+ Trị huyết áp cao: Chế Thủ ô, Sinh địa, Huyền sâm, Sinh bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa Uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất, mỗi thứ 12g, sắc nước uống (Hà Thủ Ô Hợp Tể – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị sốt rét lâu ngày, phần âm bị tổn thương khó lành, dùng:
. Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, đậu đen 20g, sắc nước phơi sương l đêm, sáng hầm lên uống nóng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
. Hà thủ ô (chế) 16g, Đảng sâm, Đương qui, Trần bì, Ổi khương, mỗi thứ 12g, sắc ụống (Hà Nhân Ẩm – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn: Hà thủ ô 20-40g, sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Thường phối hợp với các vị: Từ thạch, Đơn sâm, Ngũ vị tủ, Toan táo nhân, Xuyên khung (lượng nhỏ) có kết quả (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Có tác giả dùng dịch tiêm Hà thủ ô 20% tiêm bắp mỗi lần 4ml, ngày 1 lần, 20-30 ngày là một liệu trình; trường hợp nặng chích 1 ngày 2 lần, cách nhật, liệu trình 15-20 ngày, nghỉ 15-20 ngày, ngủ khá hơn thì chích ngày 1 lần hoặc uống Hà thủ ô mỗi lần 5-7 viên (0,5g/viên), ngày 3 lần; trường hợp uống lâu dài, ngày 2 lần sáng và tối; truờng hợp bệnh nhẹ hoặc bệnh giảm, mỗi tốt uống 6-10 viên trước lúc ngủ. Uống và chích thay đổi dùng. Đã trị 141 ca, khỏi lâm sàng 53,9%, tiến bộ tốt 44,7%, tỉ lệ có kết quả 98,6%, theo tác giả tốt hơn loại thuốc ngủ Bromure và Meprobamate (Bệnh Viện 201 Giải Phóng Quân, ‘Phân Tích Lâm Sàng 141 Ca Mất Ngủ Trị Bằng Hà Thủ Ô’, Thông Tin Trung Thảo Dược 1974, 5: 38).
+ Trị ho gà: Hà thủ ô 6- 12g, Cam thảo 1,5-3g, mỗi ngày 1 thang, sắc, chia 4-6 lần uống, có người uống xong tiêu chảy nhẹ, dùng Kha tử hoặc Anh túc xác (cho cầm lại). Đã trị 35 ca khỏi 19 ca, cơ bản khỏi 8 ca, tiến bộ 4 ca, không kết quả 1 ca (Vương Khởi Minh, ‘Báo Cáo Về Kết Quả Bước Đầu Điều Trị Ho Gà Bằng Hà Thủ Ô’, Trung Y Giang Tô Tạp Chí 1965, 3: 10)
+ Trị sốt rét: Hà thủ ô 18-25g, Cam thảo 1,5-3g, trẻ em giảm lượng, sắc đặc sau 2 giờ, chia 3 lần uống trước bữa ăn. Trị 17 ca kết quả đều tốt (Vương Khởi Minh, ‘Báo Cáo 17 Ca Sốt Rét Điều Trị Bằng Hà Thủ Ô’, Quảng Đông Y Học Học Báo 1964, 4: 31).
+ Trị tóc bạc: Chế thủ ô, Thục địa hoàng mỗi thứ 30g, Đương qui 15g, ngâm vào 1 lít rượu trắng 10-15 ngày sau, dùng mỗi lần 15-30ml, uống liên tục cho đến có kết qủa. Điều trị 86 ca (20 ca bạc từng đám, 16 ca rải rác bệnh kéo dài từ l đến 10 năm, kết quả khỏi 24 ca, tiến bộ 8 ca, tỷ lệ kết quả 88,9% (Triệu Hồng Bân, ‘Rượu Hà Thủ Ô Trị Tóc Bạc’, Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 41).
+ Trị tổn thương thần kinh quay: Hà thủ ô 30g, sắc, chia uống sáng và chiều, liệu trình 1 tháng. Theo dõi 14 ca, tỷ lệ khỏi 86,7% (Truyền Bằng Liêu, ‘Báo Cáo 14 Ca Tổn Thương Thần Kinh Quay Trị Bằng Hà Thủ Ô’, Trung Hoa Trung Y Cốt Thương Khoa Tạp Chí 1988, l: 34).
+ Trị can huyết bất túc, huyết áp hơi cao, đầu đau, chóng mặt, tay chân tê: Hà thủ ô (chế), Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược (sống), Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tặt lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất mỗi thứ 12g, Sắc uống (Hà Thủù Ô Tễ – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Ngoài ra còn có báo cáo dùng Hà thủ ô trị mề đay, lở nhọt (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Trị nốt ruồi (Trung Dược Học), tinh trùng yếu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Ngoài ra, theo báo cáo, chỉ dùng một vị Hà thủ ô sắc uống thường xuyên có thể trị chứng tinh loãng, tinh ít (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Kết bợp với Tang ký sinh, Nữ trinh tử trị chứng động mạch xơ cứng, huyết áp cao nơi người lớn tuổi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tham khảo:
+ Thủ ô trắng vào phần khí, Thủ ô đỏ vào phần huyết, thuốc khí ôn, vị đắng, sáp, đắng bổ thận, ôn bổ can, thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích can, cố tinh, ích thận, kiện cân cốt, làm đen râu tóc, là vị thuốc tư bổ tốt (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hà thủ ô sống tính phát tán, trị sốt rét nóng lạnh, các chứng ung thư bối sang đều dùng được. Dùng tươi sắc uống có tác dụng thông tiện, tác dụng không khác Nhục thung dung (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Hà thủ ô nhập vào can để ích huyết, khu phong, kiêm bổ thận… là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, thuốc cũng cần cho điều bổ dinh huyết của hậu thiên, thuốc dưỡng tinh thần, điều bổ nguyên khí (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Hà thủ ô dùng trị sốt rét và lỵ lâu ngày… cái hay của Hà thủ ô là vào kinh thiếu dương, khí rất mạnh, mạnh nên triệt được ngược tà. Vị của thuốc rất sáp, sáp nên chặn được ngược tà, nếu bệnh chưa hết, cho thêm Sài, Linh, Quất, Bán. Nếu đã khỏi nên thêm Sâm, Truật, Kỳ, Quy, cho thêm 1, 2 thang (Thần Nông Bản Thảo Kinh Độc).
+ Hà thủ ô bổ âm mà không trệ, không hàn, cường dương mà không táo, không. nhiệt. Bẩm thụ khí xung hòa, được khí thuần túy của trời đất. Ngày xưa có một ông gìa họ Hà thấy cái dây ban đêm quấn lại với nhau, ông đào lấy củ để uống, râu tóc xanh trở lại hết, cho nên gọi là Thủ ô, sau đó ông ấy rất cường dương, sinh nhiều con trai, đổi tên là ‘Năng tự’, từ đó ta biết được tính bổ âm mà bổ ích cho tạng thận của Thủ ô. Thục địa và Thủ ô đều là ‘ thuốc bổ âm, nhưng Thục địa bẩm thụ khí của giữa mùa đông để sinh ra, nấu và phơi cho tới màu đen thì chuyên vào thận mà tư nhuận cho chân thủy của ‘Thiên nhất’ sinh ra, lại bổ cả Can là vì tư nhuận cho thận mà liên cập tới, Thủ ô bẩm thụ khí mùa xuân để sinh, lại do phong mộc hóa ra, thông với Can, là dương ở trong âm được cho nên chuyên đi về kinh Can mà có tác dụng ích huyết, trừ phong, bổ can thận, cũng nhân vì bổ Can mà tác dụng đến. Một bên là thuốc bổ mạnh cho chân âm tiên thiên cho nên có công năng cứu ngay được bệnh nguy do cô dương lấn lên dữ quá. Một bên thì cần dùng để bổ cho vinh huyết hậu thiên, là thuốc uống thường để nuôi khỏe tinh thần, trừ bệnh tật, điều nguyên khí. Chân âm của tiên thiên và hậu thiên không giống nhau, thì công hiệu cũng có hoặc chậm hoặc nhanh, hoặc nhẹ hoặc nặng rất khác nhau. Huống nữa, gọi tên là ‘Dạ hợp’, và ‘Năng tự” thì trong bổ huyết lại có cả bổ dương, không phải như Địa hoàng công năng chỉ chuyên về tư nhuận cho thủy, khí bạc mà vị hậu, là vị thuốc trọng trọc ở trong loại thuốc trọng trọc, có tác dụng cứng mạnh gân xương mà thôi. Đó là ý kiến tâm đắc của tiên sư Phùng thị mà người xưa chưa từng phân tích, ngườỉ bây giờ dùng chung để bổ âm thì chẳng bền lắm hay sao? (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Hà thủ ô dùng lâu ngày khiến người ta có con, trị tất cả các chứng ở bụng đã bệnh lâu ngày, chứng lãnh khí trường phong (tiêu ra máu) (Đại Minh Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Hà thủ ô có tác dụng tả can phong (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Hà thủ ô sách ghi là vốn vị đắng, chát, hơi ấm, đồn rằng vị ngọt khí ấm, vào kinh Túc quyết âm kiêm vào kinh Túc thiếu âm nên là thuốc thượng phẩm để bổ huyết, khu phong. Có 2 loại thư (cái) và hùng (đực), qua đêm thì giao với nhau, có hiện tượng âm dương giao hợp, nên làm cho người ta có con, mà can chủ huyết, thận chú tàng tinh, bổ 2 kinh này thì tinh huyết thịnh vượng. Tóc là chất thừa của huyết nên nó làm đen tóc, nó chủ trị về chứng loa lịch (tràng nhạc), khi can đởm uất kết thì sinh nội nhiệt, dinh khí ủng tắt ngược ở trong, bèn phát ra bệnh. Mười một tạng phủ đều quyết đinh bởi nội đờm, can và đởm là biểu lý với nhau, là kinh thuộc Thiếu dương. Không thể ra vào, khí huyết đều ít, là sở chủ của phong mộc, hành đởm khí, bổ can huyết thì chứng loa lich tự tiêu mất vậy. Điều hòa dinh khí thì tiêu dược nbọt sưng. Trị phong tiên tri huyết, huyết hoạt thì phong tán, nên chữa được nhọt phong ở đầu mặt. Chứng trường tích gây ra trĩ, trĩ là do thấp nhiệt rót xuống dưới làm tổn thương phần huyết mà không thể tiết ra được, thì dồn về hậu môn, làm cho phần cơ nhục tại chỗ lồi ra thành các dạng, phong thì thắng thấp, thấp nhiệt giải được thì nhọt trĩ tự bằng ph’ẳg trở lại. Tâm huyết hư thì nội nhiệt, nhiệt từ tâm dao (lay động), dao động thì gây đau, bổ khí huyết thì nhiệt giải được, nhiệt đã giải thì trừ đau được. Bổ khí huyết thì tóc đen, sắc mặt tươi đẹp, dùng lâu ngày thì bổ gân cốt, ích tinh khí, sống lâu mà không gìa đều bởi công bổ can thận, ích tinh huyết. Cũng trị chứng đàn bà sản hậu và các chứng đới hạ, phụ nữ lấy huyết làm chủ, kinh nguyệt thông suốt là bởi Quyết âm, đới hạ vốn bởi huyết hư mà kiêm thấp nhiệt, hành thấp, ích huyết thì ắt trừ bệnh được (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Hà thủ ô các sách đều cho rằng Hà thủ ô có tác dụng tư thận, bổ thủy, đen tóc, nhẹ người, rất được khen thưởng, công hiệu gần giống như Địa hoàng. Chỉ với hiện tượng mà biện luận rất rõ ràng rằng Thủ ô vị đắng, chát, tính hơi ấm, về âm phận thì không nê trệ lắm, về dương phận thì không táo lắm, được bẩm khí trung hòa của trời đất. Thục đia, Thủ ô dù đều bổ âm, một thứ là thuốc bổ chân âm của tiên thiên, nên công của nó cứu được cái nguy của cô dương bùng lên, một thứ cần điều bổ dinh huyết của hậu thiên, uống lâu dài là thuốc bổ dưỡùng tinh thần, hết bệnh, điều hòa nguyên khí. Âm của tiên thiên và hậu thiên khác nhau, nặng nhẹ hoãn cấp về công hiệu cũng khác nhau rất nhiều, huống chi gọi là Dạ hợp, lại tên là Năng tự, thì trong bổ huyết, còn có sức hóa dương, không như công của Đia hoàng chuyên tư thủy, khí bạc vị hậu, là chất trọc trong trọc. Tác dụng về mạnh xương bổ tủy chăng, cách nói này rất thất thiệt, tiên hiền chưa có phong cho nó tác dụng này, không nên bỏ qua. Lấy củ lớn như nắm tay 5 cánh là tốt, loại đã 300 năm thì lớn như cây gậy, dùng nó rồi sẽ thọ như thần đất, có 2 loại: đỏ thuộc đực, trắng thuộc cái, hễ dùng nên lấy l/2 trắng l/2 đỏ, ngâm với nước vo gạo, cạo vỏ và thái phiến bằng lưỡi dao tre, dùng đậu Đen trộn dều với Hà thủ ô, cho vào nồi đất, cửu chưng củu sái, với Phục linh làm sứ. Kỵ thịt heo, cá không vẩy, củ cải trắng, hành, tỏi, đồ sắt (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Rễ của Thủ ô, đâm vào đất rất sâu, mà dây bò dài, rất nhiều lại xa, về đêm lại giao nhau, gồm có khí cực âm, có khả năng làm đông đặc, cho nên chuyên vào Can Thận, có tác dụng bổ dương, bổ chân âm, mùi vị của nó rất đặc, hơi kiêm vị đắng chát, tính ôn hòa, phù hợp vói lý cất dấu nơi hạ t iệu, nên nó có tác dụng điều bổ tinh khí, bình hòa âm dương, không như Địa hoàng chỉ thiên về âm ngưng. Theo ông Lý trong tập ‘Hà Thủ Ô Chuyện Kể’ thì bắt đầu thời nhà Đường mới biết dùng nó, có 2 loại đỏ và trắng, bèn cho rằng có sự phân biệt vào khí và vào huyết, người dùng đã sử dụng cả 2, cũng có nghĩa là phối hợp cả âm và dương, cả hai được điều chí lý về quân bình. Sách ‘Khai Bảo Bản Thảo’ ghi rằng Hà thủ ô có tác dụng điều trị loa lịch, tiêu nhọt sưng, chữa nhọt phong nơi dầu mặt, vì rễ của nó vào sâu trong đất, dây nó lại bò xa, nên có hiệu quả tuyên thông kinh lạc, hơn nữa, loại đỏ vào thẳng huyết phận. Sách ‘Tần Hồ Cương Mục’ ghi rằng, trong ngoại khoa gọi là cây Sang tảo (chổí quét nhọt) và Hồng nội tiêu (tiêu đỏ bên trong). Trong sách ‘Đấu Môn Phương’ cũng có ghi rằng Hà thủ ô chuyên trị chứng loa lịch, kết hạch, lại viết rằng rễ nó như quả trứng gà, cũng gần như chứng Lịch tử (?) e rằng không khỏi quá phô trương. Trong sách ‘Khai Bảo Bản Thảo’ ghii chữa ngũ trĩ, giảm tâm thống, ích khí huyết, đen râu tóc, cũng chữa chứng sản hậu và đới hạ của phụ nữ, đều lấy nghĩa dưỡng âm, bổ huyết, vô cùng thâm ý. Trong sách ‘Đại Minh’ ghi rằng, chữa tất cả các chứng bệnh lâu ngày do khí lạnh của các tạng phủ trong bụng, lại chẳng qua ôn nhuận để bổ ích ngũ tạng vậy. Ông Vương Hiếu Cổ cho rằng tả can phong, là do âm không hàm dưỡng được dương, thủy không dưỡng mộc, thì trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt, cũng là điều thích nghi của nó, nhưng đó là tư bổ để diệt phong (trừ phong), ắt không nên hiểu lầm là tả can. Người đời Kim, Nguyên nói về y thường dùng thuốc với những lời luận rất là sằng bậy. Sách của Đơn Khê, Đông Viên, cũng thường hay nhắc đến trong sách của Vương Hải Tàng. Đời Minh, Thiệu Ứng Tiết có phương ‘Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn (Y Học Nhất Đắc).
+ Thân và lá của Hà thủ ô gọi là ‘Hà thủ ô hành diệp’ hoặc ‘Dạ giao đằng’. Theo Đẩu môn, ngày xưa vua Hán Vũ Đế có thứ đá gọi là Mã can thạch chữa cho người tóc trắng hóa ra đen, nên đặt tên cho Hà thủ ô là ‘Mã can thạch’, Hà thủ ô làm tiêu tan được chứng sưng độc nên sách Ngoại khoa gọi nó là ‘Sang chửu’ hay Hồng nội tiêu. Theo Lý Thời Trân, Hà thủ ô mà gốc nào kiếm được như chữ ‘cửu’ nên gọi nó là ‘Cửu chân đằng’ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hà thủ ô vị đắng, ngọt, tính ấm, kèm có vị chát, có công năng bổ ích âm cho can thận lại có lác dụng dưỡng huyết, liễm tinh, vì thế mà có thể tri bệnh di tinh, làm đen râu tóc, công hiệu của nó tương tự như Thục địa. Lý Thời Trân cho rằng Hà thủ ô “Không hàn không táo, công hiệu hơn cả Địa hoàng, Thiên môn đông”, có thể biết được rằng nó có công hiệu bổ huyết dưỡng âm rất tốt. Nhưng khi dùng phải qua khâu chế biến mới hay được, nếu dùng sống thì sở trường có thể hoạt trường, có thể kết hợp nó với Chỉ thực, Nguyên minh phấn để dùng trong bệnh thấp, ôn tà nhập lý, chứng lý kết, đại tiện không thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Hà thủ ô tươi gọi là Tiên Hà thủ ô, có công hiệu nhuận táo, thông tiện, có thể thay thể cho Nhục thung dung để tri huyết dịch, tân dịch bị khô táo, đại trường bí kết, tràng nhạc, sốt rét lâu ngày (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
+ Trường hợp bổ ích tinh huyết dùng Chế thủ ô để giải độc, nhuận trường, Trị sốt rét dùng Sinh thủ ô, tác dụng giải độc và nhuận tràng của Thủ ô tươi càng mạnh hơn Sinh thủ ô (Trung Dược Học).
+ Chế Thủ ô so với Thục địa: Thủ ô thiên về bổ can hư, Thục địa thiên về bổ thận hư. Thủ ô bố nhưng không nê trệ như Thục địa. Theo kinh nghiệm lâm sàng thì nếu là tâm huyết kém, não huyết kém dùng Thủ ô tốt nếu là khí huyết suy nhược, tuần hoàn ngoại vi kém, chân tay lạnh thì dùng Thục địa tốt hơn (Trung Dược Học).
+ Không nên dùng chung với các loại thuộc loại khoáng chất như Tử thạch, Đại giá thạch, không nấu trong các dụng cụ bằng sắt (Trung Dược Học).
Phân biệt:
+ Cần phân biệt với Hà thủ ô trắng, còn gọi là Hà thủ ô trắng, dây Sữa bò. Rễ để nguyên hoặc cắt phiến. Rễ nguyên hình trụ tròn dài khoảng 10cm. Loại xắt phiến, có phiến mỏng (lẫn với một số mẫu thân) dày khoảng 0,5 – 1cm (có khi tới 2cm) đường kính khoảng 0,5 – 4cm. Vỏ ngoài màu nâu xám có nếp nhăn dọc và lỗ bì nằm ngang, đôi khi còn vết tích của rễ con hoặc đoạn rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có mô mềm, vỏ mỏng, nhiều bột, libe màu trắng ngà, tầng phát sinh trong mảnh màu nâu, phần gỗ chiếm nửa tiết diện, không mùi, vị đắng.
+ Cân phân biệt với cây Châu sa thất (Polygonum m ultinorum Thunb. var. cillinerve (Nakai) Steward.).
Đó là cây thảo dây leo sống lâu năm, dài hơn 1 mét. Thân phình lớn thành củ. Rễ khối biểu hiện hình trứng, mặt ngoài màu nâu, có nhiều rễ nhỏ, mặt cắt ngang có màu vàng hồng, khi tươi có màu đỏ như Chu sa (vì vậy mà có tên là Chu sa thất). Khi khô thì biến thành màu vàng. Thân nhỏ mà dài gần như thẳng đứng giữa không trung, màu lục tím, phân nhánh ít. Lá mọc cách, có cuống dài, hình trứng dài, dài 4 – 9cm. Hoa tự hình viên chùy sinh ở ngọn hoặc ở nách, hoa màu trắng.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Hoa nhài còn gọi là hoa lài, nhài đơn, mạt lợi, tên khoa học của cây nhài là Jasminum Sambac Ait, thuộc họ nhài (Oleaceae). Cây nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hiện nhài được trồng khắp nơi để dùng hoa ướp chè.


Hoa nhài là loại cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa sắc trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, có mùi thơm, hoa hay nở vào ban đêm, cũng có khi nở rộ vào giữa trưa. Quả màu đen hình cầu quanh có đài phủ lên, quả gồm 2 ngăn. Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.
Bộ phận sử dụng làm thuốc là hoa và rễ. Trong hoa nhài chứa chất béo thơm khoảng chừng 0,08%. Rễ tuy độc nhưng được dùng làm thuốc giảm đau.
Đông y cho rằng, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết… dùng chữa viêm màng khóe mắt, hay màng mộng, đặc biệt chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt… Liều dùng trung bình từ 2 – 4g loại hoa khô. Ngoài ra người ta còn chiết lấy tinh dầu hoa nhài làm hương liệu trong công nghệ mỹ phẩm.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây là những phương thuốc chữa trị bệnh tiêu biểu từ hoa nhài.
Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt. Hoặc hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày.
Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
Trị bệnh tiêu chảy: Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2- 3 lần. Uống trong 4 ngày.
Chữa chứng hay nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Hoa nhài và hoa cúc vàng, mỗi vị 6g. Cả hai rửa sạch, để ráo đem hãm với nước sôi, uống thay nước chè hàng ngày.
Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách nấu: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần. Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.
Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Hoặc dùng trà hoa nhài: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Phương thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
Chữa đi tiểu nhiều: Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống hai lần, uống trong 7 ngày.
Chữa ho suyễn: Hoa nhài 3g, đậu phụ 100g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), trong dân gian còn gọi là cây gỏi cá.

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc bắc. Ngoài dược tính quý ra, cây đinh lăng còn trồng làm cảnh. Lá đinh lăng còn nấu canh, lá non làm rau sống ăn rất thơm ngon.


Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ (lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên). Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Theo các nhà dinh dưỡng, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, giúp cho cơ thể có sức đề kháng tốt.
Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm có chức năng chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
Liều dùng trung bình là 0,25- 0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc ngâm rượu.
Dưới đây là một số bài thuốc có cây đinh lăng
-Ho suyễn lâu năm: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng khô 80g, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Phong thấp, thấp khớp: Rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8g; vỏ quýt, quế chi 4g (quế chi bỏ vào sau cùng). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150-200g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống.
- Chống bệnh co giật hoặc trằn trọc vào ban đêm cho trẻ mới sinh, người ta lấy lá đinh lăng phơi khô đem bỏ vào gối cho trẻ nằm.
- Chữa tắc tia sữa: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều lượng mới có tác dụng.

Không chỉ được dùng làm món gỏi, hay xào, ăn lẩu … ngó sen còn là một nguyên liệu để làm thuốc, giúp trị một số bệnh. Đông y cho rằng ngó sen khi tươi có tính hàn, ngọt mát, có thể tiêu ứ máu, thanh nhiệt, thích hợp với chứng khát khi say rượu, ho ra máu, nôn ra máu.


Chọn ngó sen
Ngó sen có hai loại, ngó sen nếp và ngó sen tẻ. Khi chọn mua ngó sen nếp, nên chọn thân trắng, non mịn, vỏ mỏng, đốt mắt nhỏ, phần bên trong sáng và nhẵn, đốt ngắn, ăn mềm. Không nên chọn ngó sen có thân màu xanh khô ráp, vỏ nhăn nheo héo úa.
Ngó sen tẻ, thân hơi có màu hồng, ráp, có những đường nhăn rõ, vỏ mỏng, đốt mắt to, gồ lên, phía trong có đường nhân, đốt dài, giống hình trụ dẹt, ăn hơi cứng, nhiều xơ và hơi dai.
Công dụng của ngó sen
Nước ngó sen tươi hoặc canh ngó sen có thể trị sốt nóng, khát và thổ huyết, tiểu ra máu, chảy máu mũi, xuất huyết dưới da, nhiệt năng trong cơ thể được bài tiết ra ngoài qua đường tiểu tiện…
Ngó sen, nhất là đốt ngó sen, là vị thuốc cầm máu rất tốt, chuyên trị các loại xuất huyết như thổ huyết, ho ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu… Dân gian thường dùng 6 – 7 đốt ngó sen giã nhỏ, cho vào ít đường đỏ uống, có hiệu quả cầm máu rất tốt.
Các bài thuốc đơn giản từ ngó sen:
Nước mía ngó sen:
Mía tươi 500gam, ngó sen tươi 500gam. Mía rửa sạch, róc vỏ, cắt vụn, ép lấy nước.
Ngó sen rửa sạch, bỏ đốt, thái vụn để vào bát to, đồ nước mía vào ngâm từ 8 – 10h, lấy ngó sen ra cho vào máy xay nhuyễn, ép lấy nước, ngày uống 3 lần.
Công dụng: chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái ra máu…
Cao nho ngó sen:
Nước nho 250ml, ngó sen tươi 250ml. Cho hỗn hợp gồm nước nho, ngó sen vào nồi, đun cho cạn thành cao. Chờ nguội cất trong lọ dùng dần. Uống mỗi lần hai thìa canh hòa đều với nước sôi, ngày hai lần.
Công dụng: lợi tiểu, chữa các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, đái buốt thanh nhiệt.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Đào là thứ trái cây rất quen thuộc và cũng là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ lâu đời. Đào còn có tên khác là đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào, mạy phăng (Tày), co tào (Thái), phiếu kiào (Dao)… Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và quả đào.


Về thành phần hóa học: Thịt quả đào chứa chất màu (carotenoid, lycopen, cryptoxanthin, zeaxanthin), đường, acid hữu cơ, vitamin và ít tinh dầu. Hạt đào chứa dầu béo; amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu. Theo Đông y, thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn, vào can, trường vị. Có công năng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập.
Đào nhân vị đắng ngọt, tính bình, vào kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tiêu tích ứ, nhuận táo, hoạt tràng. Dùng cho các trường hợp bế kinh, trưng hà, xúc huyết, ứ huyết, trúng thương đụng giập, phong thấp, táo bón. Đào hoa (hoa và nụ đào) vị khổ tính bình; công năng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện. Dùng cho các trường hợp phù nề, đàm nhiều, táo bón, bí tiểu, bế kinh. Liều dùng 2 – 6 quả chín tươi hoặc dạng mứt khô; 6 -12g đào nhân.
Một số cách dùng đào nhân làm thuốc
Trị ứ huyết tắc kinh: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống.
Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng: đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng thán 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hòa với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với rượu để uống.
Nhuận tràng, thông tiện, trị đại tiện khó khăn: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hoả ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
Thoát mủ, tiêu nhọt: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống.
Một số món ăn – bài thuốc có đào
Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn. Dùng trợ tiêu hoá, kiện vị, nhuận tràng.
Đào chín 1-3 quả. Rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2-3 lần. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.
Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt; xay nhỏ với đào nhân, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh.
Ngày ăn 1 – 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô để dưỡng da, làm đẹp da.
Đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Nấu cháo cho ăn vào bữa sáng và bữa tối. Chữa mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu.
Đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng mật ong liều lượng vừa ăn. Dùng cho các trường hợp suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.
Kiêng kỵ: Không nấu ăn với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Người có cơ địa nóng, tiểu đường, suy nhược cơ thể, trẻ em và phụ nữ có thai nên hạn chế dùng.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013


Một số bạn đọc gửi thư hỏi về bài thuốc “Tiêu đàm hóa ứ” dùng để chữa bệnh cao huyết áp. Thực ra không có bài thuốc nào mang tên như vậy, “tiêu đàm hóa ứ” trong y học cổ truyền là cụm từ chỉ chung những phương thuốc giúp tiêu ứ, tan đàm.



La bặc tử
Theo lương y Phạm Như Tá, trường hợp bị chứng tiêu đàm hóa ứ, người thầy thuốc Đông y hay dùng bài “Nhị trần thang” gia giảm. Nhị trần thang gồm có các vị thuốc sau: bán hạ chế (12 gr), trần bì (vỏ quýt – 10 gr), phục linh 8 gr, chích thảo 6 gr, sinh khương 3 gr, ô mai 1 quả. Đem tất cả sắc (nấu) để uống. Cách sắc như sau: cho các vị thuốc vào ấm đất sắc cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt ra; nước thứ hai cho tiếp 2 chén nước vào các vị thuốc, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc nước thuốc còn ấm nóng.


Chích thảo
Lương y Phạm Như Tá cho hay, nhị trần thang được dùng trong chữa chứng đàm thấp gây ho, với các triệu chứng: ho đờm trắng, ngực đầy trướng, lợm giọng, buồn nôn, chân tay nhức mỏi, chóng mặt hồi hộp, rêu lưỡi trắng… Đây là một bài thuốc có tác dụng hóa đàm hòa vị nên được dùng khá rộng rãi cho các chứng bệnh sinh ra đàm như: phong đàm (do nhiễm phong tà mà gây bệnh) thì thêm vào các vị thuốc: nam tinh, bạch phụ tử, tạo giác, trúc lịch. Hàn đàm (do dương khí hư, nên hàn đàm và thấp tà kết hợp gây ra bệnh) thì thêm vị thuốc: can khương, tế tân. Nhiệt đàm (còn gọi là đàm hỏa, do ăn uống không điều độ gây ra) thì thêm các vị thuốc: qua lâu, hoàng cầm, thạch cao. Thực đàm (đàm kết tụ) thì thêm: la bặc tử, chỉ xác, sơn tra, mạch nha, thần khúc. Thấp đàm (đàm phát sinh do tỳ không vận hóa) thì thêm vị thuốc: thương truật, bạch truật.

Quả bơ không những là “thần dược” của sắc đẹp, ngăn cản tình trạng lão hóa, đẩy lùi bệnh tật mà còn tăng cường khả năng thụ thai ở những ca thụ tinh qua ống nghiệm.


Ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu giúp khám phá khả năng tiềm ẩn của trái bơ, loại trái cây không những vừa ngon miệng mà còn mang lại ích lợi vô vàn về mặt sức khỏe. Trong một nghiên cứu mới nhất về loại quả này, các chuyên gia Mỹ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts phát hiện một chế độ ăn kèm bơ và xà lách trộn dầu ô liu có thể tăng gấp 3 khả năng thụ thai thành công ở những phụ nữ đang cố gắng có con thông qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Theo tờ Daily Mail, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn thể, có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt hướng dương và các loại hạt, là bạn thân thiết của bất cứ phụ nữ nào đang ngóng đợi tin vui. Những người hấp thu loại chất béo trên nhiều nhất có tỷ lệ thụ thai cao gấp 3,4 lần thông qua IVF so với nhóm ăn ít nhất. Và thực phẩm tốt nhất cho các bà mẹ tương lai không gì khác ngoài trái bơ, theo trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Jorge Chavarro.
Ngược lại, người hấp thu nhiều chất béo đã bão hòa, có trong bơ động vật và thịt đỏ, sản sinh ra ít trứng tốt hơn để có thể dùng thụ tinh. Đây cũng là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện công dụng hỗ trợ IVF của trái bơ và dầu ô liu, dạng thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt cho thai phụ tương lai, theo báo cáo tại Tổ chức European Society of Human Reproduction and Embryology ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Trước đó, các chuyên gia cũng phát hiện trái bơ có thể là “thần dược” của sắc đẹp, sau khi nó được phát hiện hỗ trợ cuộc chiến chống lão hóa và đẩy lùi bệnh tật. Kết quả nghiên cứu cho thấy một loạt các tác nhân môi trường, như ô nhiễm, khói thuốc lá và phóng xạ, có thể biến các phân tử ô xy bên trong ti thể thành các gốc tự do. Những phân tử bất ổn này hủy hoại toàn bộ các phân tử bình thường dùng để hình thành tế bào, như lipid, protein và thậm chí ADN, bằng cách biến chúng thành những phân tử gốc tự do. Hiện tượng tàn phá này có liên quan đến tình trạng lão hóa và dẫn đến nhiều dạng bệnh tật, bao gồm chứng tăng huyết áp và tiểu đường.
Nhiều cuộc nghiên cứu về chất chống ô xy hóa trong rau quả và trái cây, như cà rốt và cà chua, không cho kết quả đáng khích lệ như mong đợi. “Vấn đề ở đây là các chất chống ô xy hóa bên trong các loại trái cây đó không xâm nhập được vào ti thể”, theo chuyên gia Christian Cortes-Rojo của Đại học Michoacana de San Nicolas de Hidalgo (Mexico). Do đó, các gốc tự do tiếp tục tiến trình tàn phá ti thể, khiến việc sản xuất năng lượng ngừng lại và tế bào bị đẩy vào tình trạng bị hủy diệt.
Tuy nhiên, chuyên gia Cortes-Rojo đã công bố các kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả bảo vệ ấn tượng của dầu trái bơ chống các gốc tự do bên trong ti thể. Theo đó, dầu quả bơ tăng cường khả năng hô hấp của ti thể, cho thấy các chất dinh dưỡng dùng để tạo ra năng lượng cho các chức năng của tế bào vẫn hoạt động hiệu quả dù nó đang bị các gốc tự do tấn công.
Một cuộc nghiên cứu khác do bác sĩ Mario Alvizouri-Munoz của Bệnh viện đa khoa Morelia tiến hành, cũng đã cho thấy trái bơ làm giảm nồng độ cholesterol và các chất béo có hại trong máu, loại trừ được nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Măng tây được chia thành 2 loại xanh và trắng. Chúng ta có thể tìm thấy mangan, magnesium, sélenium, vitamin B1, B2, B3, B6, B9, C, A, E…, tóm lại là rất nhiều thành phần kháng ô xy hóa quan trọng trong đọt măng tây.


Tính năng
Tác dụng nhuận trường là không thể chối bỏ và được biết đến trong màng tế bào, trong việc giảm và thải bỏ sỏi thận, a xít uric (thấp khớp, thoái hóa khớp dạng thấp, thống phong…). Trong cơ chế hoạt động của tim – thận. Trong các trường hợp này, nước ép măng tây được dùng như một thức uống giúp thanh lọc, phục hồi khoáng chất, làm loãng máu, làm chậm lại trạng thái kích thích của tim. Măng tây tác động thải lọc gan và tất cả hệ thống thải như phổi, gan, ruột, da. Nó có tác động tốt cho hệ nội tiết.
Tuy nhiên, tính năng mà có lẽ người ta chú ý đến nhất là đối với ung thư. A xít folic (vitamin B9) có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tá tràng và tử cung. Glutathion là một protein nhỏ và thành phần kháng oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phát triển của ung thư. Một cuộc phân tích đối với 38 loại rau cải cho thấy măng tây tươi nấu chín đã đứng đầu danh sách về hàm lượng glutathion. Nhiều người đã dùng măng tây để trị liệu lâu dài chống ung thư và họ đã thấy hiệu quả rất khả quan. A xít folic cũng rất quý báu để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nó làm giảm tỷ lệ homocystéine máu – vốn là thành phần tích tụ làm tổn thương động mạch và hình thành khối máu đông.
Măng tây rất giàu inulin, một probiotic giúp cho các lợi khuẩn trong ruột khỏe mạnh. Măng tây còn giàu steroid, phytoestrogen, kích thích sản xuất testosteron (nội tiết tố nam). Theo một số tài liệu, người thời Trung cổ đã từng sử dụng măng tây như một liều thuốc gây hưng phấn tình dục.
Thưởng thức
Có thể chế biến măng tây theo nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là luộc. Khi luộc măng nên để lửa nhỏ, ít nước và vớt ngay khi vừa chín tới. Ngoài ra còn có các món như canh măng cua, bò cuộn măng tây, salad măng tây, sò điệp xào măng tây… Những người dùng măng tây trị liệu ngăn ngừa ung thư thì thường nấu chín và xay nhuyễn để dùng hằng ngày.

Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Missouri (Mỹ) phát hiện rằng apigenin, một chất tự nhiên có trong cần tây, mùi tây, có thể mở ra hướng điều trị bệnh ung thư vú.


Đó là nhờ hợp chất này có tác dụng làm teo khối u ung thư vú do progestin gây ra. Progestin là hormone tổng hợp thường được dùng để giảm các triệu chứng liên quan đến mãn kinh.
Theo hãng tin ANI, tác giả nghiên cứu Salman Hyder cùng các đồng nghiệp cấy ghép tế bào gây ung thư vú chết người, được gọi là BT-474, vào chuột thí nghiệm, được chia làm hai nhóm. Nhóm 1 được cho bổ sung medroxyprogesterone acetate (MPA), một loại progestin dành cho phụ nữ sau mãn kinh.
Nhóm 2 không bổ sung MPA. Nhóm 1 sau đó được điều trị với apigenin. Các chuyên gia nhận thấy, khối u ung thư lây lan nhanh chóng ở chuột không điều trị với apigenin. Còn ở chuột được điều trị apigenin, tăng trưởng của các tế bào ung thư vú giảm sút và khối u ung thư cũng bị teo lại.
Design by Hao Tran -