Cây chó đẻ trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong…
Có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria L, họ thầu dầu Euphorbiaceae, cây này còn có tên là diệp hạ châu ngọt, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo… Dân gian gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này về để nhai. Cây chó đẻ cao từ 30-60cm, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5-15mm, rộng từ 2-5mm. Cây mọc hàng năm ở khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi khắp nước ta.
- Đông y
- Tây ỵ
- Bài thuốc
Diệp hạ châu theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, diệp hạ châu vị đắng, hơi
ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng,
giải độc. Từ 2.000 năm nay, Y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng
diệp hạ châu đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề,
ngứa ngáy… Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiết
dịch mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi
thận. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu
hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa
các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu
được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống
phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn
nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích
thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa
kinh nguyệt ở phụ nữ…Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia…), người
dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết
lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.