Hiển thị các bài đăng có nhãn vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vị thuốc tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

CÂY CON KHỈ

Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5 độ C hạ xuống còn 37 độ, cơn đau chưa hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.


Cái gì có khả năng làm chuyển bệnh nhanh như vậy, biểu hiện công hiệu của thuốc như sau:

Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị.
Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh.
Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn Ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn Ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.
Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.
Có thể nêu cụ thể tác dụng cây thuốc như sau:
1. Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực.
2. Cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa.
3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.
4. Khi bị nhiều bịnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận . . .
5. Ðau dạ dầy, chảy máu đường ruột, lở loét hành lá tràng, viêm loét đại tràng, trĩ nội.
6. Ðau gan sơ gan cổ trướng.
7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức. Sau khi uống hoặc ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt.
8. Ðau bên trong không rõ nguyên nhân.
9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu.
10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con cũng ăn lá thuốc không ảnh hưởng gì đến sữa.
11. Ðối với người có bệnh huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật đều chữa khỏi.
12. Có thể dùng cho chó Nhật như đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngaỵ Gà chọi sau khi chọi cho ăn lá nó khôi phục sức gấp 3 lần.
Theo tôi dùng chữ “thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá , là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi tại sao? để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định ? có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy.
Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được phải chăn theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Do đó hầu hết các bệnh đều tự khắc phục được.
Ở đây, khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể nhưng hoàn toàn tự động hoá để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây cỏ có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Chính từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa được rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.
Về hình thức cây thuốc:
Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng, nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất.
Cách dùng và liều lượng:
- Người ta dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi ăn ngay hoặc lấy nước uống, nấu chín lá ăn như canh.
- Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá, nên vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Lá tươi không có mùi vị dể ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi.
- Các số liệu sau đây là phổ biến: (trừ ngoại lệ)
- Ðau dạ dầy do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi.
- Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá đã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là khỏi.
- Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.
- Viêm gan, sơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá dùng khoảng 150 lá.
- Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.
- Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.
- Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.
- Ðái gắt, đái buốt, đái dục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc dã nát uống nước đặc.
Chữa bệnh gà dùng 1-3 lá, gà chọi sau khi chọi 1-3 lá. Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, ứ máu trong mắt lấy 3 lá đắp vào mắt sau một đêm là khỏi.
Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được kinh nghiệm thì nên trao đổi.
Thói quen nhấm nháp một số loại cây, lá tự nhiên để phòng và tự chữa bệnh của loài khỉ đã dạy cho con người biết thêm nhiều bài thuốc quý chữa các bệnh về nhiễm trùng, tiêu hoá, thậm chí ngừa thai. Một ngành khoa học mới mang tên Zoo-pharmacognosie ra đời, chuyên nghiên cứu khả năng tự chăm sóc của động vật bằng cây thuốc tự nhiên.
Trong một khu rừng ở Tanzania, nhà nhân chủng học Richard Wrangham, Đại học Harvard, Mỹ, nhận thấy các con khỉ thường nhấm nháp lá cây Aspilia (thuộc họ hướng dương). Ông nếm thử thì thấy có vị đắng. Đem về phòng thí nghiệm phân tích thấy chứa nhiều chất Thiarubrine A- một chất có tác dụng chống nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Cây Aspilia đã được ghi nhận trong nhiều dược điển của các quốc gia. Lá và rễ của 7 chủng loại cây Aspilia được dùng sản xuất nhiều loại dược phẩm chữa trị vết thương, ho, sốt, đau dạ dày.
Còn Machael Huffman, nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp Tokyo, cũng từng chứng kiến một con khỉ sắp chết đã lấy hết sức tàn để gặm liên tục một thân cây Vermonia amydalina, ngày hôm sau con khỉ đó đã khỏe hơn nhiều. Vì vậy, người Tanzania có truyền thống dùng cây này như một loại kháng sinh chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Thực tế cho thấy, khỉ thường ăn lá sung có chất chống nấm. Mùa đông đến, khỉ châu Phi ăn các lá cây có tác dụng chống lạnh, viêm phổi. Giả thuyết của nhà nghiên cứu Karen Strier về giống khỉ cái ở Brazin biết cách hạn chế sinh đẻ, tránh thai bằng cách ăn một loại lá cây giàu chất isoflavonoides đến nay tuy chưa được khẳng định, nhưng được nhiều nhà linh trưởng học đồng tình.
Một số loài khỉ ở Costa Rica còn biết cách chọn sinh con đực hay cái theo ý muốn bằng cách hai vợ chồng khỉ tìm ăn những loại cây giàu chất kiềm, chất toan, phù hợp với một số sách hướng dẫn muốn sinh con gái thì mẹ nên ăn nhiều chất kiềm (âm tính), và muốn sinh con trai thì ăn nhiều chất toan (dương tính).
Ở Việt Nam, những năm trước đây đã từng xuất hiện cơn sốt về “cây con khỉ”, với những tên gọi khác như xuân hoa, hoàn ngọc… được quảng cáo là khi bị bệnh loài khỉ thường tìm những cây này để ăn. Tính chất, công dụng của loại cây này là chống viêm nói chung, chủ yếu là viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên, không nên dùng bừa bãi vì phân biệt loại cây này không đơn giản, người không hiểu biết về thảo dược có thể bị các lang băm lừa bịp, tiền mất tật mang.
Cây hoàn ngọc còn có tên là cây con khỉ, họ Ô rô (Acantaceae). Có 2 loại là hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum) và cây hoàn ngọc trắng (Pseuderanthemum palatiferum).
Cây hoàn ngọc đỏ
Cây hoàn ngọc đỏ còn có tên cây xuân hoa lá hoa, là cây bụi, cao từ 0,6 – 1,5m, sống nhiều năm. Khi còn non, thân trơn nhẵn, mầu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Những lá non, ở ngọn có mầu nâu hoặc hơi vàng đỏ, phủ một lớp lông rất mịn. Lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm Cây hoàn ngọc trị bệnh đường ruột, mặt dưới xanh nhạt. Cụm hoa dạng bông, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, tràng hình ống, mau tím nhạt. Cây mọc phổ biến ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương… Lá non nhấm có vị chát se, hơi chua, thường được dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng.
Khi cây bắt đầu ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, người ta cắt lấy phần trên mặt đất, gồm các cành non và lá, rửa sạch phơi khô. Khi dùng cần cắt ra từng đoạn 5 – 7cm, sao vàng.
Hoàn ngọc đỏ có thể dùng để trị các bệnh viêm ruột cấp mạn tính, thuộc thể hàn: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Song song có thể dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước uống, hoặc sắc lá khô để uống khi bị chảy máu. Có thể dùng riêng hoàn ngọc đỏ với liều 20 – 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh đường ruột nói trên. Hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, như hoàn ngọc đỏ 16g, nam mộc hương 12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, thương truật 10g, sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3 tuần lễ.
Cây hoàn ngọc trắng
Cây hoàn ngọc trắng còn gọi là cây xuân hoa, cũng thuộc loại cây bụi, phân nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có mầu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt. Vị thuốc là lá của cây hoàn ngọc trắng. Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng cũng được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa… Trên thực tế, hoàn ngọc trắng dùng trị viêm đại tràng thể nhiệt, tốt hơn như táo bón, đau bụng, trĩ xuất huyết. Có thể dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8-10g.
Để trị viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ nội, có thể dùng hoàn ngọc trắng, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 10g. Dùng liền 2 tuần lễ.
Ngoài ra có thể dùng trị các vết thương khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét… Lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập, đắp bó vào nơi bị đau.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Bí ngô là loại cây dễ trồng, phổ biến trên thế giới. Thịt quả bí ngô có vị ngọt, mát, nhuận tràng, rất tốt để làm thực phẩm mùa hè. Bí ngô cũng rất tốt cho thận, giải nhiệt, giải độc cho gan, vì vậy nó cũng có chức năng ngừa cảm nắng hay những người bị say nắng.


Theo các nhà khoa học, trong quả bí ngô có nhiều chất chống ôxy hoá, chống viêm nhiễm cho cơ thể, giúp da nhanh liền sẹo, làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về da: Vẩy nến, chàm.
Bí ngô cũng là thực phẩm không thể thiếu cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, áp huyết, chất peptit trong bí ngô có tác dụng dung hoà làm giảm lượng cholesterol trong máu, sản sinh các insulin bị tổn thương, cải thiện insulin trong máu. Sử dụng bí ngô thường xuyên cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm, giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu và các huyết cầu tố, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Mùa nóng, có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món xào, nấu, nấu chè từ thịt quả bí ngô.
Hạt bí ngô có tên khoa học là Semen cucurbitae Moschatae. Đây là loại hạt rất phổ biến ở Việt Nam thường được sấy khô có nhiều chất dinh dưỡng. Trong hạt bí ngô có chứa nhiều magie. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp, nam giới có lượng magie cao trong máu thì giảm được 40% nguy cơ chết chóc so với những người có lượng magie thấp. Một người đàn ông trung bình nên tiêu thụ 353 mg khoáng chất này hàng ngày, nhưng cao nhất cũng chỉ ở mức dưới 420 mg. Chúng ta có thể ăn cả vỏ hạt bí ngô, vì vỏ hạt có nhiều chất xơ. Nếu đem rang khô thì lượng magie trong hạt còn tồn tại ở mức 150 mg/1ounce.
Trong sách thuốc phương Đông thì hạt bí ngô có tên là Nam qua tử, Nam qua nhân, dùng làm thuốc, được ghi đầu tiên trong Bản thảo cương mục thập di. Hạt có vị ngọt tinh binh, qui kim vị đại tràng, vị ngọt tính ôn.
Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nước sắc và nhân hạt bí ngô khi uống có tác dụng tẩy giun đũa, làm tê liệt sán dây ở bò và heo, phối hợp với hạt cau thì đem lại hiệu quả cao. Đối với phụ nữ sau khi sinh mà mất sữa có thể khắc phục bằng cách mỗi lần uống hạt bí ngô từ 15-20g.
Chế biến bằng cách: Bỏ vỏ, giã nát, hòa nước uống khi đói bụng, ngày uống hai lần sáng và tối. Uống liền 3-5 ngày thì có kết quả. Canh thịt quả bí ngô có tác dụng trị nhức đầu. Cuống quả bí ngô tán nhỏ, mỗi lần uống từ 1-2g có tác dụng gây nôn, trị đờm, giải độc thịt cá.
Tại nhiều quốc gia châu Âu nơi mà tỷ lệ người dân bị béo phì, áp huyết, tim mạch tăng đột biến thì nhiều người thường sử dụng hạt bí ngô trong khẩu phần ăn của mình để ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt , xơ vữa động mạch, cho thấy rất hiệu quả. Có điều đặc biệt là trong hạt bí ngô có chất đặc hiệu delta 7 – phytosterol mà các loại dầu thực vật khác như đậu nành, ô liu, hướng dương không bao giờ có, chất này có tác dụng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành rất tốt.
Tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, hạt bí ngô còn được chế biến thành các viên nang dinh dưỡng mềm Peponen dùng cho các chế độ ăn chữa các bệnh rối loạn tiểu tiện ở cả nam và nữ, phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu ở người lớn tuổi.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Cây chó đẻ trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong…

Có tên khoa học là Phyllanthus Urinaria L, họ thầu dầu Euphorbiaceae, cây này còn có tên là diệp hạ châu ngọt, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo… Dân gian gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này về để nhai. Cây chó đẻ cao từ 30-60cm, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5-15mm, rộng từ 2-5mm. Cây mọc hàng năm ở khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi khắp nước ta.



  • Đông y
  • Tây ỵ
  • Bài thuốc
Diệp hạ châu theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, diệp hạ châu vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Từ 2.000 năm nay, Y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy… Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiết dịch mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ…Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia…), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.

Đào là thứ trái cây rất quen thuộc và cũng là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ lâu đời. Đào còn có tên khác là đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào, mạy phăng (Tày), co tào (Thái), phiếu kiào (Dao)… Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và quả đào.


Về thành phần hóa học: Thịt quả đào chứa chất màu (carotenoid, lycopen, cryptoxanthin, zeaxanthin), đường, acid hữu cơ, vitamin và ít tinh dầu. Hạt đào chứa dầu béo; amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu. Theo Đông y, thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn, vào can, trường vị. Có công năng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập.
Đào nhân vị đắng ngọt, tính bình, vào kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tiêu tích ứ, nhuận táo, hoạt tràng. Dùng cho các trường hợp bế kinh, trưng hà, xúc huyết, ứ huyết, trúng thương đụng giập, phong thấp, táo bón. Đào hoa (hoa và nụ đào) vị khổ tính bình; công năng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện. Dùng cho các trường hợp phù nề, đàm nhiều, táo bón, bí tiểu, bế kinh. Liều dùng 2 – 6 quả chín tươi hoặc dạng mứt khô; 6 -12g đào nhân.
Một số cách dùng đào nhân làm thuốc
Trị ứ huyết tắc kinh: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống.
Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng: đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng thán 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hòa với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với rượu để uống.
Nhuận tràng, thông tiện, trị đại tiện khó khăn: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hoả ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
Thoát mủ, tiêu nhọt: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống.
Một số món ăn – bài thuốc có đào
Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn. Dùng trợ tiêu hoá, kiện vị, nhuận tràng.
Đào chín 1-3 quả. Rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2-3 lần. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.
Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt; xay nhỏ với đào nhân, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh.
Ngày ăn 1 – 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô để dưỡng da, làm đẹp da.
Đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Nấu cháo cho ăn vào bữa sáng và bữa tối. Chữa mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu.
Đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng mật ong liều lượng vừa ăn. Dùng cho các trường hợp suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.
Kiêng kỵ: Không nấu ăn với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Người có cơ địa nóng, tiểu đường, suy nhược cơ thể, trẻ em và phụ nữ có thai nên hạn chế dùng.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Dưới đây là một số món canh dùng thích hợp trong những ngày nắng nóng.

Canh mướp thịt nạc


Nguyên liệu gồm: mướp 250 gr, thịt nạc 50 gr, các gia vị hành, gừng, bột nêm… Mướp gọt bỏ vỏ, cắt lát hình xéo, thịt nạc thái lát. Nấu nước sôi, cho thịt vào trước, sau đó đến mướp, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giải độc, đạt hiệu quả tốt với các chứng nhiệt như phiền khát.
Canh mướp trứng gà
Nguyên liệu gồm: trứng gà 2 quả, mướp 250 gr, các gia vị. Mướp gọt vỏ thái lát, nước nấu sôi cho mướp vào; trứng gà khuấy đều cho vào sau, nêm nếm gia vị. Canh này có công hiệu tư âm nhuận táo (chống khô), thanh nhiệt giải độc, thanh phế lợi hầu, đạt hiệu quả tốt với chứng nhiệt, phiền khát…
Canh nấm hương
Nguyên liệu gồm: nấm hương 25 gr, đại táo 10 quả, các gia vị. Nấm hương ngâm nước nóng cho mềm, thái sợi; táo rửa sạch, cùng cho vào nồi để nấu canh, nấu với lửa mạnh đến sôi, thì hạ lửa nhỏ hầm thêm khoảng 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Canh vỏ dưa hấu
Nguyên liệu gồm: vỏ dưa hấu 200 gr, các gia vị. Dưa hấu bỏ ruột, bỏ vỏ xanh bên ngoài cùng, thái lát dày, cho vào nồi sau khi nước sôi, nấu đến chín mềm, nêm nếm. Canh vỏ dưa hấu là một món thanh nhiệt giải độc của mùa nóng, đơn giản, dễ thực hiện.
Canh khổ qua thịt nạc
Nguyên liệu gồm: khổ qua 250 gr, thịt nạc 100 gr, gia vị. Khổ qua bỏ hột, thái lát; thịt nạc thái lát, cùng khổ qua đem hầm đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng, giải độc sáng mắt.
Canh cá trích tỏi
Nguyên liệu gồm: cá trích 250 gr, vài tép tỏi, hành, gừng, gia vị. Cá trích làm sạch cho vào chảo dầu chiên sơ, sử dụng sau. Tỏi băm nhỏ, rồi cùng cá và các nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm nước và nấu với lửa mạnh đến khi sôi, thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Canh bí đao thịt vịt
Nguyên liệu gồm: bí đao 0,5 kg, thịt vịt 250 gr, hành, gừng, gia vị. Bí đao để cả vỏ, rửa sạch thái lát. Vịt làm sạch, bỏ nội tạng, cắt miếng, cho vào nồi nấu đến sôi, chuyển lửa nhỏ hầm đến gần chín thì cho bí đao vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị.
Design by Hao Tran -