Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Vạn thọ hay còn gọi cúc vạn thọ là loài hoa có nhiều ở nước ta. Lá cúc vạn thọ giúp làm mát gan, phổi, giải nhiệt, chữa đau mắt, ho gà, viêm khí quản, viêm miệng, viêm hầu, đau răng, dùng đắp ngoài để trị viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm da có mủ. Liều dùng thông thường từ 10 – 15g cho dạng thuốc sắc.


- Hoa vạn thọ có mùi hương thật dễ chịu. Lá và hoa có nhiều dược tính, nhiều công dụng trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, kích thích tuần hoàn máu. Hoa vạn thọ có chứa nhiều vitamin C, resins, protein và flavonoids.
- Để điều trị vùng da bị viêm nhiễm, chúng ta giã nhuyễn một nắm hoa vạn thọ và vắt lấy dịch, dùng dịch này để bôi. Dịch ép từ lá cây hoa vạn thọ cũng có tác dụng tương tự. Hoa vạn thọ có thể dùng làm trà để uống khi mắt bị viêm, đau. Để làm trà thì phơi khô hoa vạn thọ, sau đó ngâm vào nước sôi giống như pha trà.
- Hoa vạn thọ cũng có tác dụng làm thư thái tinh thần bằng cách làm nước tắm. Để làm nước tắm, cho hoa vạn thọ tươi vào 1 lít nước rồi đem để vào tủ lạnh 24 giờ. Sau đó, lấy ra và đun sôi 10 phút rồi cho vào bồn tắm hoặc pha thành nước ấm để tắm, chúng ta sẽ thấy rất thoải mái trong những ngày lạnh giá, dù sự lạnh giá xuất phát từ… con tim. Mùi hương và các hóa chất có trong hoa vạn thọ sẽ giúp chúng ta giải tỏa bớt ưu phiền.
- Bị ho gà thì dùng 15g hoa cúc vạn thọ, 10g đường phèn, đem cả hai nấu lấy 150 ml nước chia làm 3 lần dùng trong ngày. Uống liền 3 – 5 ngày như vậy.
- Bị đau răng có thể dùng 5 bông hoa cúc vạn thọ và 5 chiếc lá nhãn, cùng 15 hạt muối ăn giã nhỏ, chia làm 3 phần đều nhau để dùng, mỗi lần đặt một phần như thế vào nơi răng bị đau.
- Đau mắt đỏ thì dùng 10 lá của hoa cúc vạn thọ, và 10 lá dâu non. Rửa sạch cả hai rồi cho vào ca đựng nước, cho nước sôi vào để xông hơi lên phía mắt bị đau (không để quá gần dễ làm bỏng mắt, hoặc sức nóng làm giãn mạch và các mao mạch căng vỡ). Ngày làm một lần, làm trong 2 – 3 ngày như vậy.
- Nổi mụn nhọt (chưa vỡ), dùng 10g lá cúc vạn thọ, 15g lá táo ta, 10 hạt muối ăn giã nhỏ, đắp vào nơi đau. Ngày thay một lần.
- Để chữa hen thì dùng hoa cúc vạn thọ, rau cần, nhân trần, củ tần sét, thài lài tía, rễ bạc đồng nữ, tinh tre mơ (mỗi loại 10g) đem thái nhỏ phơi khô sắc uống ngày 1 thang như thế.
- Bị kiết lỵ thì lấy 15g hoa cúc vạn thọ đem giã nát vắt lấy nước trộn với ít đường để uống…

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Ké đầu ngựa có thân cao khoảng 80cm, ít phân cành. Thân hình trụ cứng, có khía, màu lục, đôi khi có chấm tím, lông cứng. Lá mọc so le, hình tim – tam giác, mép khía răng không đều; hai mặt lá có lông cứng.


Cụm hoa ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt. Quả bế kép hình trứng, có vỏ rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả hình thoi. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Bộ phận dùng làm thuốc quả, thân và lá. Khi dùng quả làm thuốc nên thu hái lúc còn xanh chưa ngả vàng. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Theo nghiên cứu hiện đại, ké đầu ngựa có hàm lượng iốt cao từ 200 – 300 microgam iốt trong 100g lá hoặc thân cây. Lá có vitamin C (47mg/100g)…
Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt nhạt, tính ôn có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Dùng chữa các bệnh ngoài da: tổ đỉa, mụn nhọn, chốc lở… Ngoài ra, ké đầu ngựa còn có tác dụng chữa một số bệnh khác như: chữa bí tiểu, viêm khớp sưng đau, bướu cổ đơn thuần…
Trị mụn nhọt, chín mé chưa mưng mủ: 15g lá ké tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát đắp lên chỗ mụn nhọt hoặc chín mé. Ngày đắp 1 – 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày. Bài thuốc này có công dụng giảm sưng đau các loại mụn nhọt, chín mé rất hiệu quả.
Chữa bệnh tổ đỉa: Quả ké đầu ngựa, hạ khô thảo; mỗi vị 45g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tất cả sao vàng, tán bột làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10-15 viên, nên uống sau các bữa ăn. Uống trong 5-7 ngày.
Chữa viêm da mủ: (chốc, nhọt…): Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất, mỗi vị 30g. Sắc với 600ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày. Hoặc: Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Tất cả bào chế thành dạng chè thuốc, trọng lượng của 1 gói là 42g, mỗi ngày dùng 1 gói, cho hãm nước sôi uống trong ngày.
Chữa phong hủi: Thương truật 600g, quả ké đầu ngựa 120g. Sao vàng tán nhỏ, trộn với nước hồ gạo hoặc nước cơm, giã nhuyễn, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nguội. Dùng ngoài: Lá ké đầu ngựa, lá cà độc dược, lá trắc bá, lá cau, lá khổ sâm, lá ngải cứu, lá thông và lá quýt nấu nước xông, sau đó dùng nước để tắm. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có ké đầu ngựa, không nên ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, nuôi con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.
Design by Hao Tran -