Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa bệnh tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa bệnh tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp…, những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.


Giải khát: Thịt quả dứa (quả thơm) 500 gr, chia làm hai lần ăn sống. Hoặc giã nát vắt lấy nước, pha với nước sôi để nguội, chia làm hai phần uống hai lần.
Chữa viêm thận phù thũng, tiểu tiện khó: Thịt quả dứa 60 gr, rễ cỏ tranh tươi 30 gr sắc nước uống. Hoặc rễ cỏ tranh tươi cho nước vừa đủ đun khoảng 30 phút, sau đó vớt bỏ rễ cỏ tranh, cho vào 500 gr nước dứa tươi, tiếp tục đun cho tới khi đặc lại thì rút lửa, cho thêm 500 gr đường trắng trộn đều đem phơi khô rồi tán nhỏ, cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10 gr, pha với nước sôi, uống ngày ba lần.
Chữa viêm khí quản, ho không đờm: Thịt quả dứa 120 gr, mật 30 gr, đun nước uống.
Chữa cao huyết áp, phù thũng: Dứa gọt vỏ vắt lấy nước, mỗi lần uống 30 ml với nước sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần.
Chú ý: Dứa dễ gây phản ứng cho một số người quá mẫn cảm. Để tránh xảy ra ngộ độc dứa, trước khi ăn cần gọt sạch, cắt miếng, ngâm vào nước muối nồng độ 1%, sau 20 phút mới ăn, tuyệt đối không ăn quá nhiều dứa khi đói.
Những người viêm loét đường tiêu hoá, người mắc bệnh gan hoặc thận nặng, chức năng đông máu kém không nên ăn dứa.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013



Công dụng chữa bệnh của những loại lá, quả và củ xung quanh ta như thế nào ít người có thể biết đến. Nếu biết kết hợp chúng với nhau ta có thể chữa được rất nhiều bệnh thông thường. Sau đây benhvathuoc.com giới thiệu một bài thuốc chữa bệnh trĩ. Điều thú vị là bài thuốc này rất dễ tìm, dễ làm và chữa khỏi cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tôi cũng đã giới thiệu bài thuốc này cho nhiều người, những ai tin tưởng và kiên trì đều khỏi bệnh. Bài thuốc này chỉ cần xông, không cần uống.

Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.
Cách làm:
Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.
Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.
Qua thực tế, người bệnh nhẹ chỉ cần xông một tuần, có người do bị bệnh hơn hai mươi năm nên đã bền bỉ xông đến hai chục ngày và đều khỏi bệnh, không tái phát.



Nấm linh chi tự nhiên, còn gọi là nấm lim xanh (do mọc trên gốc và thân cây gỗ lim xanh) đã được khẳng định là loại dược liệu có ích cho sức khỏe con người.
Nấm lim xanh có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., thuộc họ nấm lim. Ngoài ra còn có những tên khác như tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Nấm lim xanh (linh chi Việt) là một dược liệu mà con người từ thời xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Sách Thần nông bản thảo xếp nấm lim xanh vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm và Bản thảo cương mục coi nấm lim xanh là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày).
Gần đây các nhà khoa học phát hiện nấm lim xanh còn có tác dụng phòng chống ung thư, chống lão hóa và giúp tăng tuổi thọ. Ở nước ta, tài liệu của lương y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng nói nhiều về loại dược liệu quý hiếm này. Sau đó, Lê Quý Đôn một lần nữa khẳng định khả năng kỳ diệu của nấm lim xanh. Giáo sư Đỗ Tất Lợi còn cho rằng đây là “siêu thượng dược”.

Anh Nguyễn Đình Hoa, chuyên gia về nấm lim xanh ở H.Tiên Phước (Quảng Nam), cho biết ở nước ta, nấm lim xanh thường có dạng mũ với một vài cuống dài đính lệch về phía bên. Các tầng ống tròn. Lớp vỏ trên của mũ và cuống có màu sơn bóng đỏ, vàng, hoặc xám đỏ hay đen. Bào tử hình trứng, có hai lớp vỏ (lớp ngoài nhẵn, lớp trong sần sùi) và một đầu tù. Cũng theo anh Nguyễn Đình Hoa, đến nay Việt Nam đã phát hiện được 6 loại nấm lim xanh gồm: ngọc chi (màu trắng – vị cay), huyền chi (nâu – vị mặn), tử chi (tím – vị ngọt), bích chi (xanh da trời – vị chua), kim chi (vàng – vị ngọt), xích chi (đỏ – vị đắng).
Nấm lim xanh tính ấm, có tác dụng tu bổ cường tráng. Chất germanium giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thu ô xy mạnh hơn, ổn định huyết áp. Nấm còn có công dụng làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa nên chống táo bón mãn tính rất hữu hiệu. Ngoài ra, nấm có tác dụng lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, chống béo phì, tiêu chảy và hỗ trợ thần kinh. Lượng polysacharit cao của nấm lim xanh còn làm tăng sự miễn dịch của cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Cách sử dụng nấm khá đơn giản, chỉ cần cắt lát cho vào bình thủy, dùng nước sôi hãm trong vòng 1 giờ để uống dần trong ngày. Hoặc xắt thành miếng mỏng ngâm rượu, sau 20 ngày là dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Mùa nóng, nên cho nấm lim xanh vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Design by Hao Tran -