Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc tốt hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc tốt hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau  lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh…


Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
Món ăn bài thuốc từ khoai lang
Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
- Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
- Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:
- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.
Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.
Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.
Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.
Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.
Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.
Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Xà lách xoong là một loại rau cải giàu dinh dưỡng và có nhiều dược tính


Tương truyền rằng ông tổ ngành y Hippocrates đã chọn những nơi gần bờ suối có nhiều xà lách xoong để làm phòng khám bệnh.


 Loại rau này rất giàu nguyên tố kiềm, các loại vitamin (A, C, D, E, K, B1, B2 và B3), các khoáng tố (calcium, phosphorus, potassium…), được y học cổ truyền Tây phương dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, suyễn…
Cách chế biến xà lách xoong để trị ho rất đơn giản, bằng cách cho vào nồi một chén nước và một nắm xà lách xoong rồi đun sôi. Sau đó, bỏ bã và uống phần nước, mỗi ngày uống 3 lần.
Bài thuốc này rất an toàn trong việc trị ho đột ngột do thời tiết hoặc ho kích ứng nhẹ ở đường hô hấp rất tốt mà không hề gây tác dụng phụ. Ngoài ra, nếu ăn xà lách xoong thường xuyên thì sẽ còn được nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh lọc máu, chắc xương và răng, củng cố hệ thần kinh và khử mùi cơ thể.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

HẠNH NHÂN

(Semen Pruni Armeniacae)


 

Hạnh nhân tức là hạt khô của quả của cây Mơ, có nhiều loại có tên thực vật học khác nhau, như cây Sơn hạnh Prunus Armeriaca L var ansu Maxim, Hạnh Siberia Prunus sibinca L, Hạnh Đông bắc Prunus mandshurica (Maxim) Koenae hoặc cây Hạnh Prunus armenicaca L đều thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Hạnh nhân còn có tên là Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.


Cây Mơ mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Hà sơn bình (Mỹ đức), Hà nam ninh (huyện Kim bảng), Thanh hóa, Nghệ an, Hà tỉnh, Trung quốc, Armenia, Nhật bản cũng có cây Mơ.
Cách chế biến: Mùa hè, hái quả chín về, bỏ hết thịt và vỏ của nhân, lấy nhân phơi khô, lúc dùng đập vụn.
Khổ hạnh nhân là cho Hạnh nhân vào nước sôi trong ít phút lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô.
Sao Hạnh nhân là bỏ Khổ Hạnh nhân vào nồi, cho lửa nhỏ sao vàng.
Hạnh nhân sương là dùng giấy thấm bọc ép cho lấy hết dầu.
Tính vị qui kinh:
Hạnh nhân vị đắng hơi ôn, có độc ít, qui kinh Phế, Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
  • Sách Bản kinh: vị ngọt ôn.
  • Sách Danh y biệt lục: đắng có độc.
  • Sách Cảnh nhạc toàn thư – Bản thảo chính: vị đắng cay, hơi ngọt.
  • Sách Thang dịch bản thảo: nhập thủ thái âm kinh.
  • Sách Trấn nam bản thảo: nhập 2 kinh Tỳ phế.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Phế Đại tràng.
Thành phần chủ yếu:
Nhân hạt mơ chứa: 35 – 40% chất dầu ( dầu Hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.
Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo.
Trích đoạn Y văn cổ:
  • Sách Bản kinh: ” chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”.
  • Sách Dược tính bản thảo: ” chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng Thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”.
  • Sách Trân châu thang: ” trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
  1. Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn.
  2. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng.
  3. Khổ hạnh nhân có tác dụng chống ung thư (các thí nghiệm chưa nhất trí).
  4. Thuốc có tác dụng ức chế lãi đũa, lãi móc câu, lãi kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.
  5. Độc tính: Sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.
Triệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lã, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh, nghiêm trọng hơn thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Người lớn ăn 40 – 60 nhân, trẻ em10 – 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống Anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn.
Thuốc được nấu lên và có cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị viêm phế quản mạn tính:
  • Dùng nhân có vỏ với cùng lượng đường phèn trộn làm thành Hạnh nhân đường. Sáng tối mỗi lần uống 10g; 10 ngày là một liệu trình. Đã trị 124 ca, khỏi 23 ca, có kết quả tốt 66 ca, tiến bộ 31 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 96,8%, đối với ho đàm suyễn đều có tác dụng, thường sau 3 – 4 ngày thấy có kết quả ( Tư liệu của Viện Nghiên cứu Trung y 1971,34).
  • Chua me đất 5g, Lá chanh 4g, Cam thảo dây 5g, Lá tre 8g, Tô mộc 8g, Gừng sống 2g, Ô mai 4g, nước 500ml sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Trị ho lâu ngày khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
  • Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện) : Khổ hạnh nhân 6g, Tô diệp, Cát cánh, Chỉ xác, Quất bì, Pháp Bán hạ, Sinh khương đều 6g, Phục linh, Tiền hồ đều 10g, Đại táo 2 quả, sắc uống.
  • Hạnh nhân tiễn: Hạnh nhân ngọt (Điềm hạnh nhân) 100g, nước gừng tươi 150g, Tang bì, Bối mẫu, Mộc thông đều 40g, Tử uyển, Ngũ vị tử đều 30g, sắc cô thêm mật ong thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần. Trị ho lâu ngày khàn giọng.
2.Trị táo bón:
  • Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hỏa ma nhân 12g, Sinh địa 12g, Chỉ xác 6g sắc uống.
  • Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Bá tử nhân đều 10g, sắc nước uống. Trị táo bón người cao tuổi và người sau sanh.
3.Trị viêm âm đạo do trùng roi (trichomonas):
  • Trị 6 ca viêm âm đạo do trùng roi bằng cách đắp nước Hạnh nhân kết quả đều tốt, 120 ca viêm âm đạo khác cũng được đắp bằng cao Hạnh nhân với dầu mè và lá dâu hàng ngày kết quả tốt trên 90% thông thường viêm hết trong vong 1 tuần.
Liều thường dùng và chú ý:
  • Liều: 3 – 10g, thuốc sắc nên cho sau.
  • Sao Hạnh nhân trị ho không dùng trị táo bón.
Quả hạnh tốt cho nam giới
Tờ tạp chí Esquire của Mỹ dẫn một cuộc nghiên cứu cho thấy quả hạnh rất giàu một loại axít amino gọi là arginine, có công dụng làm dịu căng thẳng mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu.
Loại hạt này còn có thể tăng cường khả năng tình dục ở quý ông. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên các ông nếu muốn có được đời sống tình dục viên mãn nên giảm vòng bụng, tăng cường tập các động tác ở phần bụng dưới và giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài quả hạnh, các thực phẩm giàu arginine gồm đậu, cá hồi và lúa mì.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Tobramycin tôi là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid. Tôi được chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt với các bệnh mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Ngoài ra, tôi có thể dùng dưới dạng thuốc nước hay mỡ tra mắt 0,3% cho những bệnh nhiễm khuẩn ở mắt, trước đây tôi đã được dùng để xông cho người bệnh xơ nang tụy.
Tuyệt đối không được dùng tôi cho người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycosid, người nghe kém và có bệnh thận.


 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Tôi làm tăng khả năng độc về thính giác trong trường hợp phối hợp với cephalosporin. Dùng 1 liều duy nhất/ngày tiêm tĩnh mạch có thể tốt hơn là dùng liều chia nhỏ. Trẻ sơ sinh chỉ được dùng tôi khi mắc bệnh nặng đe dọa tính mạng và không còn lựa chọn nào khác. Ngoài ra, tôi phải được dùng thận trọng đối với phụ nữ mang thai, người bệnh bị thiểu năng thận từ trước, bị rối loạn tiền đình, bị thiểu năng ở ốc tai, sau phẫu thuật và các điều kiện khác làm giảm dẫn truyền thần kinh cơ.
Tobramycin tôi tập trung ở thận thai nhi và đã được chứng minh gây điếc bẩm sinh cả hai bên tai không hồi phục. Vì vậy phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ với phụ nữ mang thai khi phải dùng thuốc này. Tôi được tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, đồng thời thuốc rất ít được hấp thu qua đường uống và chưa có vấn đề gì đối với trẻ đang bú được thông báo.
Người có chức năng thận suy yếu có nguy cơ cao và cần phải giảm liều tương ứng với chức năng thận. Một số tác dụng phụ có thể gặp: đau và phản ứng tại chỗ tiêm, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm tĩnh mạch huyết khối, transaminase tăng, chức năng thận xấu đi với những người đã có chức năng thận suy giảm trước khi bắt đầu điều trị, độc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm… Để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu này, các bạn chỉ cần ngừng dùng thuốc.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý những tương tác thuốc khác với tôi để không gặp phải những hậu quả xấu. Cuối cùng là không được dùng quá liều và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Design by Hao Tran -