Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc từ bí ngô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc từ bí ngô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Bí ngô là loại cây dễ trồng, phổ biến trên thế giới. Thịt quả bí ngô có vị ngọt, mát, nhuận tràng, rất tốt để làm thực phẩm mùa hè. Bí ngô cũng rất tốt cho thận, giải nhiệt, giải độc cho gan, vì vậy nó cũng có chức năng ngừa cảm nắng hay những người bị say nắng.


Theo các nhà khoa học, trong quả bí ngô có nhiều chất chống ôxy hoá, chống viêm nhiễm cho cơ thể, giúp da nhanh liền sẹo, làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về da: Vẩy nến, chàm.
Bí ngô cũng là thực phẩm không thể thiếu cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, áp huyết, chất peptit trong bí ngô có tác dụng dung hoà làm giảm lượng cholesterol trong máu, sản sinh các insulin bị tổn thương, cải thiện insulin trong máu. Sử dụng bí ngô thường xuyên cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm, giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu và các huyết cầu tố, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Mùa nóng, có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món xào, nấu, nấu chè từ thịt quả bí ngô.
Hạt bí ngô có tên khoa học là Semen cucurbitae Moschatae. Đây là loại hạt rất phổ biến ở Việt Nam thường được sấy khô có nhiều chất dinh dưỡng. Trong hạt bí ngô có chứa nhiều magie. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp, nam giới có lượng magie cao trong máu thì giảm được 40% nguy cơ chết chóc so với những người có lượng magie thấp. Một người đàn ông trung bình nên tiêu thụ 353 mg khoáng chất này hàng ngày, nhưng cao nhất cũng chỉ ở mức dưới 420 mg. Chúng ta có thể ăn cả vỏ hạt bí ngô, vì vỏ hạt có nhiều chất xơ. Nếu đem rang khô thì lượng magie trong hạt còn tồn tại ở mức 150 mg/1ounce.
Trong sách thuốc phương Đông thì hạt bí ngô có tên là Nam qua tử, Nam qua nhân, dùng làm thuốc, được ghi đầu tiên trong Bản thảo cương mục thập di. Hạt có vị ngọt tinh binh, qui kim vị đại tràng, vị ngọt tính ôn.
Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nước sắc và nhân hạt bí ngô khi uống có tác dụng tẩy giun đũa, làm tê liệt sán dây ở bò và heo, phối hợp với hạt cau thì đem lại hiệu quả cao. Đối với phụ nữ sau khi sinh mà mất sữa có thể khắc phục bằng cách mỗi lần uống hạt bí ngô từ 15-20g.
Chế biến bằng cách: Bỏ vỏ, giã nát, hòa nước uống khi đói bụng, ngày uống hai lần sáng và tối. Uống liền 3-5 ngày thì có kết quả. Canh thịt quả bí ngô có tác dụng trị nhức đầu. Cuống quả bí ngô tán nhỏ, mỗi lần uống từ 1-2g có tác dụng gây nôn, trị đờm, giải độc thịt cá.
Tại nhiều quốc gia châu Âu nơi mà tỷ lệ người dân bị béo phì, áp huyết, tim mạch tăng đột biến thì nhiều người thường sử dụng hạt bí ngô trong khẩu phần ăn của mình để ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt , xơ vữa động mạch, cho thấy rất hiệu quả. Có điều đặc biệt là trong hạt bí ngô có chất đặc hiệu delta 7 – phytosterol mà các loại dầu thực vật khác như đậu nành, ô liu, hướng dương không bao giờ có, chất này có tác dụng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành rất tốt.
Tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, hạt bí ngô còn được chế biến thành các viên nang dinh dưỡng mềm Peponen dùng cho các chế độ ăn chữa các bệnh rối loạn tiểu tiện ở cả nam và nữ, phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu ở người lớn tuổi.
Design by Hao Tran -