Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Cây bầu tên khoa học là Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Là loại cây dây leo thân thảo, được trồng ở khắp nước ta, cây có tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông mềm màu trắng. Quả bầu không chỉ là món ăn bổ mát còn được dùng làm thuốc.


Thành phần hoá học: Quả tươi chứa 95% nước; 0,5% protit; 2,9% glucit; 1% xenlulo; 2,1% canxi; 2,5% phosphor; 0,2mg% sắt và các vitamin; caroten 0,02mg%; vitamin B1 0,02mg%; vitamin B2 0,03mg%; vitamin PP 0,40mg% và vitamin C 12mg%. Trong quả còn có saponin. Quả bầu là nguồn cung cấp rất tốt vitamin B và vitamin C. Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.
Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát, có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho…Cụ thể là thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở…Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng.
Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi, răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa. Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu.

Dưới đây xin giới thiệu bài thuốc chữa bệnh từ quả bầu:
* Chữa tiểu trường: Quả bầu 50 – 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.
* Chữa ho do phổi nóng: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.
* Chữa viêm lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 – 4 lần.
* Chữa đái dắt: 50g quả bầu, 30g rau má, 20g cỏ rễ tranh, 10g râu ngô. Tất cả cho vào ấm sắc uống hàng ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần. (Nếu không có râu ngô có thể thay bằng rau diếp cá hoặc bông mã đề).
* Thuốc chữa táo bón: 50g bầu, 50g khoai lang, 30g đường đỏ. Thuốc sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần, uống liên tục trong 5 ngày. Bệnh sẽ đỡ nhiều.
* Trị bí tiểu tiện: 200g bầu, 5 củ hành củ (dùng cả lá lẫn rễ). Hai vị trên sắc cùng nhau, uống trong ngày. Uống làm 3 lần mỗi lần khoảng 60ml.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Các chất trong khổ qua có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tuỵ tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể.


Khổ qua (mướp đắng) được cho là một dược thiện giúp ngăn ngừa và trị tiểu đường. Sở dĩ nói như vậy là vì trong khổ qua có những thành phần giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Công năng đặc biệt: Kiện tì
Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, giải độc, dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hoá của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Dưới nhãn quan y học hiện đại, khổ qua là thảo dược có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại gốc tự do, trẻ hoá tế bào và có tác dụng tích cực trong phòng và chống ung thư, làm hạn chế bớt tác hại của tia xạ trên bệnh nhân ung thư. Khổ qua còn góp phần to lớn trong phòng, trị các bệnh như: tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, với cơ chế ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào và ức chế các men tổng hợp lên glucose. Các chất có trong khổ qua có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tuỵ tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể…
Phụ nữ mang thai nên tránh
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.
Tuy khổ qua là dược thiện có nhiều công năng, tác dụng nhưng là thực phẩm có tính hàn nên những người tì, vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ấm ách, đi tả) không nên dùng. Hơn nữa, đây là một thảo dược có tính hàn nên không dùng kết hợp với huyền sâm hoặc chế phẩm có huyền sâm. Do đặc tính hoạt huyết của khổ qua nên thầy thuốc khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai bởi khổ qua đã làm xuất huyết tử cung và làm sẩy thai ở chuột thực nghiệm./.
Dược thiện từ khổ qua
Nguyên liệu gồm 150 g nấm hương, 200 g đậu ván trắng, 100 g khổ qua. Trước tiên, cho đậu ván trắng vào nấu, khi chín thì cho nấm và khổ qua vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn. Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Thích dụng cho những người tiểu đường, ăn uống không ngon miệng, gầy sút, ăn uống khó hấp thu, thường xuyên đi tiêu phân sống.
Bài thuốc này có thể ăn thường xuyên hàng ngày với cơm hoặc có thể nấu cháo ăn hàng ngày thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013



I. Thuốc viên tiểu đường.

Đa số bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng thuốc viên để kiểm soát đường huyết. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng loại thuốc nào, uống lúc nào và liều lượng bao nhiêu.

Sau đây là những điều bạn cần biết:

  • Thuốc viên tiểu đường chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
  • Thuốc viên tiểu đường không chứa insulin
  • Tác dụng của thuốc viên tiểu đường: Thuốc viên tiểu đường chỉ có tác dụng ở bệnh nhân mà cơ thể còn sản xuất được insulin. Mỗi loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu bằng những cơ chế khác nhau:
    • Kích thích tụy tạng tiết thêm insulin ( Sulfonylureas, repaglinide)
    • Cản trở gan đưa thêm đường vào máu (Metformin, Sulfonylureas)
    • Giúp cho đường đi vào tế bào dễ dàng hơn (Rosiglitazone)
    • Giảm hấp thu đường qua đường ruột (Acarbose)
  • Có loại thuốc tiểu đường không được dùng chung với rượu (như Diabinese). Nếu bạn uống rượu nên cho bác sĩ của bạn biết để tránh các phản ứng bất lợi {như nhức đầu, cơn phừng nóng}.
  • Một số thuốc tiểu đường được khuyên dùng 30 phút trước bữa ăn. Đôi khi thuốc này làm khó chịu dạ dày. Nếu điều này xảy ra với bạn, nên báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn, để xem bạn có thể uống trong các bữa ăn hay không.
  • Bạn cũng nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng ngoài thuốc tiểu đường, kể cả các loại thuốc mua ở hiệu thuốc không cần toa bác sĩ. Nếu bạn dùng aspirin, thuốc bướu cổ (thyroid), thuốc cao huyết áp, thuốc làm hạ cholesterol, thuốc dị ứng… nên báo cho bác sĩ của bạn biết. Vì có nhiều loại thuốc nếu dùng riêng rẽ thì không có vấn đề gì, nhưng khi dùng chung với một loại thuốc khác lại gây nên những phản ứng trầm trọng hoặc những tình trạng bệnh lý rất khó chẩn đoán. Cũng có một số loại thuốc có thể làm tăng hay hạ đường huyết. Do đó nếu dùng chung với thuốc tiểu đường sẽ có tình trạng tăng hay hạ đường huyết bất ngờ khó biết rõ nguyên nhân.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc viên tiểu đường:
    • Rối loạn tiêu hóa: ói mửa, đầy hơi, tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày, đau bụng
    • Di ứng da: nổi mẩn, ngứa
    • Rối loạn máu: giảm bạch cầu, tăng acid lactic (Glucophage)
  • Trong vài trường hợp, thuốc viên tiểu đường có tác dụng trong một thời gian, sau đó không đem lại kết quả mong muốn nữa. Vào trường hợp này bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải dùng insulin mới kiểm soát được đường huyết. Điều này không có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì hay bệnh tiểu đường của bạn chuyển biến nặng hơn, mà chỉ có nghĩa là đến lúc bạn phải chuyển qua một giai đoạn khác trong việc điều trị tiểu đường. Điều quan trọng trong việc điều trị tiểu đường là làm sao kiểm soát được đường huyết chứ không phải phương pháp điều trị. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải dùng insulin để giữ đường huyết ở mức gần bình thường vẫn tốt hơn là dùng thuốc viên và ăn uống kiêng cữ mà không kiểm soát được đường huyết.
MỘT SỐ THUỐC VIÊN TIỂU ĐƯỜNG THÔNG DỤNG
Tên chung
Tên đặc chế
Số lần uống trong ngày
Thời gian hiệu lực
Chlorpropamide
Diabinese
1
cho đến 60 giờ
Glipizide
Glucotrol
Glucotrol XL
1-2
Thay đổi theo toa
12-24 giờ
Cho đến 24 giờ
Glyburide
DiaBeta, Micronase, Glynase PresTab
1-2
Thay đổi theo toa
16-24 giờ
12-24 giờ
Glimepiride
Amaryl
1
Cho đến 24 giờ
Metformin
Glycophage
2-3
4 đến 8 giờ
Glyburide và
Metformin
Glucovance
1-2
Cho đến 24 giờ
Rosiglitazone Pioglitazone
Avandia
Actos
1-2
1
Cho đến 24 giờ
Acarbose
Precose
3 lần/ngày trong bữa ăn
4 giờ
Miglitol
Glyset
3 lần/ngày trong bữa ăn
4 giờ
Repaglinide
Prandin
3 lần/ngày trong bữa ăn
4 giờ
Một số điều nên làm:
  • Biết tên thuốc tiểu đường bạn đang dùng.
  • Biết rõ uống thuốc lúc nào.
  • Uống thuốc đúng giờ mỗi ngày, kể cả lúc bạn ốm đau.
  • Biết phải làm thế nào khi bạn quên uống thuốc (bỏ qua một cữ thuốc).
  • Báo cho bác sĩ của bạn, nếu bạn muốn ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng.
  • Đi lấy thuốc đúng ngày để không bị thiếu hụt thuốc.
  • Giữ thuốc viên trong hộp mà hiệu thuốc giao cho bạn.
  • Để thuốc nơi trẻ em không lấy được.
Những điều không nên làm:
  • Không nên chia sẻ thuốc tiểu đường với người khác.
  • Cũng không nên uống thuốc tiểu đường của người khác.
II. Insulin
Cơ thể của chúng ta tự tiết ra insulin. Ở người bình thường, tụy tạng sản xuất đầy đủ insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 không sản xuất được insulin. Họ cần tiêm insulin để duy trì sự sống. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, cơ thể còn sản xuất được insulin, nhưng không sử dụng tốt insulin này. do đó có thể sống mà không cần tiêm insulin. Tuy nhiên trong một số trường hợp, insulin cũng cần thiết để cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 để kiểm soát đường huyết, khi thuốc viên tiểu đường không còn đem lại hiệu quả tốt.
Insulin không thể bào chế dưới dạng thuốc viên để uống mà phải tiêm dưới da. Việc này cũng dễ thực hiện và không gây đau nhiều. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng insulin, loại insulin nào, liều lượng, giờ giấc và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng.
Sau đây là một số điều bạn cần biết:
  • Mua insulin và ống tiêm
    Mỗi khi mua insulin nên xem kỹ hộp thuốc và nhãn thuốc xem có đúng loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho bạn không. Dùng không đúng loại insulin sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Nên đọc kỹ trên nhãn:
    • Tên thuốc (Humulin, Ilentin I, Ilentin II) - Nguồn gốc (người, bò, heo)
    • Tác dụng (ngắn, trung bình, chậm)
    • Nồng độ: Insulin thường dùng ở Mỹ có nồng độ 100 đơn vị (units) trong một mililít, có ký hiệu U-100 trên hộp.Như vậy một chai 10ml chứa 1.000 đơn vị insulin.
    • Thời hạn sử dụng. Không nên dùng insulin đã quá thời hạn sử dụng.
    • Nên mua loại ống tiêm chỉ dùng để tiêm insulin phù hợp với nồng độ U-100, có nắp đậy kim màu vàng cam.
  • Khi sử dụng insulin, bạn nên tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ từ loại thuốc, liều lượng, cho đến giờ giấc tiêm thuốc. Khi có sự bất thường trong việc kiểm soát đường huyết, nên báo cho bác sĩ bạn biết. Mọi thay đổi trong việc sử dụng insulin đều phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Cất giữ insulin
    Insulin sẽ không có tác dụng tốt nếu không được cất giữ kỹ lưỡng.
    • Nên để các chai insulin chưa dùng trong tủ lạnh.
    • Không nên để insulin trong ngăn đá
    • Nếu không thể cất trong tủ lạnh, nên để chỗ mát (dưới 86o F), tránh xa chỗ nóng và ánh sáng.
    • Không nên lắc mạnh chai insulin.
    • Khi đi du lịch nên giữ insulin trong xách tay mang theo người để tránh thất lạc. Tránh để chai insulin nơi quá nóng hay quá lạnh.
  • Chọn vị trí tiêm insulin (xem hình vẽ)
Các vùng trên hình vẽ là những nơi thuận lợi để tiêm insulin. Mỗi vùng chia ra từng ô nhỏ. Mỗi ô là nơi tiêm insulin một lần. Sau khi sử dụng hết các ô trên một vùng thì chuyển qua vùng khác. Tốc độ insulin vào máu nhanh hay chậm tùy theo vùng: nhanh nhất ở vùng bụng, kế đến ở tay chân rồi đến vùng mông.
Những điều nên làm:
Nên làm đúng các điều sau mỗi khi tiêm insulin:
  • Đúng liều
  • Đúng giờ giấc (tương đối, tùy thuộc vào các bữa ăn)
  • Tiêm đều đặn hằng ngày. Đừng bỏ qua một lần nào, kể cả khi bạn không ăn được, nếu không có ý kiến của bác sĩ.
  • Muốn thay đổi điều gì trong việc tiêm insulin, nên báo trước với bác sĩ
  • Xem kỹ thời hạn sử dụng
  • Tiêm insulin trên các vùng khác nhau trên cơ thể
  • Điều hòa việc ăn uống, vận động cơ thể với việc tiêm insulin.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Khoảng gần 6% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường, con số này đang ngày càng gia tăng. Trong đó, việc tìm ra những cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường sẽ góp phần hạn chế tối đa con số trên.

Bệnh tiểu đường là nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người
Design by Hao Tran -