Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc 2013. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc 2013. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013



Cà gai leo là cây nhỏ, sống nhiều năm, dài khoảng 1 mét, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẩm, mặt dưới nhạc, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai. Hoa màu trắng mọc thành xim. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín có màu đỏ, hạt màu vàng.


Thành phần: 100% Rễ, lá và thân cà gai cắt nhỏ phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, sơ gan, gan nhiễm mỡ.
Một số bài thuốc về Cà gai leo:
1- Chữa viêm gan, xơ gan, chống tế bào gây ung thư.
- Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g.
- Cây dừa cạn 10g.
- Cây chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) 10g.
Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày.
2- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi:
Cà gai leo 10g, Dây Gấm 10g, Thổ phục linh 10g, Kê huyết đằng 10g, Lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tực từ 10 – 30 thang.
3- Chữa ho gà, suyễn:
Cà gai leo 10g, Thiên môn 10g, Mạch môn 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang
4- Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá sắc uống hàng ngày
5- Giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
6- Chữa ho do viêm họng: Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5-7 ngày.
7- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.
Cà gai leo và nhưng lưu ý khi sử dụng
Hỏi: Uống thuốc tân dược điều trị bệnh viêm gan siêu vi b có nhiều tác dụng phụ, thếCÀ GAI LEO có gì khác biệt không?
Đáp: Các thuốc điều trị viêm gan siêu vi b hiện nay gồm:
Nhóm Interferon-Alpha (Intron A): Tác dụng trực tiếp trên hệ thống miễn dịch , kích thích hoạt động tế bào lympho T . Vì vậy có hiện tượng tăng men ALT tạm thời trong giai đoạn đầu điều trị Interferon.
Nhóm Nucleoside Analogues: ức chế sự nhân đôi siêu vi B bằng cách gắn kết với men DNA Polymerase. Thuốc rất an toàn , dễ dung nạp và ít hại cho tế bào. Tuy nhiên khả năng làm mất cccDNA thì không bền vững , vì vậy phải duy trì thuốc trong thời gian dài.
Nhóm Alternative nucleoside analouges: thuốc điều hòa miễn dịch , gen liệu pháp , tác nhân ức chế toàn bộ virus.
Các thuốc trên giá thành rất cao và phải điều trị dài ngày, khả năng thành công chưa cao thường phải kết hợp các loại thuốc khác nhau mới đạt hiệu quả. Do đó khó khăn cho những bệnh nhân gia đình hoàn cảnh khó khăn, việc tìm ra giải pháp hiệu quả và kinh tế là rất cần thiết cho những bệnh nhân viêm gan siêu vi b.
Sản phẩm CÀ GAI LEO là sự kết hợp 02 dược liệu quí Cà gai leo và Diệp hạ châu trong điều trị viêm gan b.
CÀ GAI LEO được giới khoa học từ năm 1986 đã phát hiện ra hợp chấtglycoalcaloid có trong cây Cà gai leo(CGL) có khả năng bảo vệ tế bào gan rất mạnh, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan. CGL cũng đã được thử nghiệm lâm sàng tại 3 bệnh viện lớn hàng đầu của Việt Nam là Viện Trung ương quân đội 108, 103, 354 tiến hành trên 180 bệnh nhân viêm gan virus B thể hoạt động và xơ gan đã cho kết quả rất tốt.
DIỆP HẠ CHÂU (ngọc dưới lá). Người dân Việt Nam dưới tên gọi dân dã là chó đẻ răng cưa. Toàn bộ cây được sử dụng làm thuốc, có tác dụng giảm đau, chữa viêm gan… Các nhà khoa học đã chứng minh đây là một cây thuốc mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe con người. Trong một ghi chú đặc biệt, cuối những năm 80, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này. Những nghiên cứu khác tiến hành vào những năm 1990-1995 đã cho thấy Diệp hạ châu có tác dụng chống lại virus viêm gan B.
CÀ GAI LEO có tác dụng bảo vệ tế bào gan và ngăn chặn xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, giải rượu mạnh, rất hữu ích cho người uống nhiều rượu và viêm gan vi rút. An toàn khi sử dụng, hiệu quả và kinh tế.
Hỏi: Tôi đang uống thuốc tân dược của Bác sỹ kê uống hàng ngày, tôi muốn dùng CÀ GAI LEO phải dùng như thế nào?
Đáp: Cần tuân thủ theo toa thuốc của Bác sỹ, CÀ GAI LEO có tác dụng hỗ trợ và ưu điểm là an toàn, không có tác dụng phụ. Có thể dùng kết hợp thuốc tân dược và CÀ GAI LEO với liều dụng và cách dùng như sau:
Thời gian uống thuốc: Nếu người sử dụng đang dùng thuốc tân dược nên uống cách xa trước hoặc sau 2h, Sau một thời gian sử dụng có thể giảm dần thuốc tân dược.
Cà gai leo – cây thuốc nam bảo vệ gan độc đáo
Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan).
Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc. Hầu hết các độc tố xâm nhập vào cơ thể như rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, hóa chất độc hại, độc tố sinh ra trong quá trình phân giải thức ăn trong ruột khi hấp thu vào máu đều được các tế bào gan sử lý, chuyển thành các dạng liên hợp hoặc làm biến đổi cấu trúc không độc hại và được đào thải ra ngoài. Có thể coi gan là một “nhà máy sử lý độc tố” của cơ thể, bảo vệ sự toàn vẹn các hoạt động của các chức năng khác. Có hàng tỷ tế bào gan ngày đêm cần mẫn dọn dẹp độc tố cho cơ thể vì vậy khi gan suy yếu, khả năng giải độc giảm, nồng độ các chất độc trong cơ thể tăng lên rõ rệt và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như ung thư, mỡ máu, tiểu đường, hôn mê gan, giảm trí nhớ, nám da, sạm da… Mặc dù rất quan trọng cho sức khỏe nhưng gan ít được mọi người chú ý bảo vệ, có hàng triệu người trên thế giới hàng ngày tàn phá gan bằng rượu và thuốc lá hoặc các hóa chất độc hại. Các tế bào gan không được bảo vệ sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư gan đứng thứ 2 thế giới.
Gan – “nhà máy lọc chất độc” của cơ thể
Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc… Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.
Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm… mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Có gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất, Nhân Sâm…
Chúng tôi xin giới thiệu cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là cây Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.
Cà Gai leo (Solanum hainanense Hance)
Bộ phận dùng
Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Công dụng: Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
Các công trình nghiên cứu về Cà gai leo:
I. Đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” – Đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid. Đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid). Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo.
Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng Cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, ngược lại ở nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Đây là một đóng góp quan trọng của đề tài vì cho đến nay bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động vẫn còn là nỗi lo lắng của nhiều ngành Y tế của nhiều nước. Interferon được coi là thuốc quan trọng nhất để chữa bệnh này thì quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.
II. Đề tài: Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3) được thực hiện thử lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động (VGMHĐ) với liều 0,25g, uống 6 viên/ngày, trong 2 tháng so sánh với 90 bệnh nhân nhóm chứng, tại 3 bệnh viện 103, 354 và 108, rút ra các kết luận sau:
-Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng,…) (P<0,05); Transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn sơ với nhóm chứng (P<0,05).
-Sau điều trị những biến đổi về các Marker của virus viêm gan B là rõ rệt tại 3 bệnh viện 103, 354, 108 (theo thứ tự) là: Mất HBsAg 5,6% (0%, 16,7%, 0%); chuyển đảo huyết thanh 37,8% (23,3%, 26,7%, 63,3%); HBV-DNA<5 copier/ml 62,9% (40%, 6/7 BN, 66,7%). Tại Viện 103: giảm nồng độ HBV-DNA 52%, nồng độ trung bình HBsAg giảm: 5589+358, so với nhóm chứng các tỷ lệ này tại cả 3 bệnh viện là: 0%; 11,1%; 6,3%; 16,7% và 6418-312 với P<0,05.
-Tại Viện 103, 7 bệnh nhân được điều trị kéo dài 6 tháng kết quả có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs.
Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm.
III. Đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm” – Luận án Tiến sĩ Dược học 1997 đi đến kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc; ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; làm giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.
IV. Đề tài: “Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” – Luận án Tiến sĩ dược học 2002 đã thử tác dụng của dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid Cà gai leo trên mô hình chống viêm mạn, trên colagenase, mô hình xơ gan thực nghiệm, tác dụng chống oxy hoá. Kết quả cho thấy:
-Dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt thực nghiệm theo thứ tự 42,2% và 35,2%.
-Cả hai chế phẩm trên đều có tác dụng trên men colagenase. Dạng chiết toàn phần làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%.
-Hoạt chất chống oxy hoá (HTCO) in vivo là 47,5% .
-Kết quả trên đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo.
-Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
-Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, độc tính trường diến của cà gai leo.
Những kết quả nghiên cứu trên đã đã chứng minh cho việc sử dụng Cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho thấy cây thuốc nam của chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng mức.
Chữa viêm gan B bằng cây cà gai leo
Chất Glycoalcaloid trong cây cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Loại thực vật này còn có thể giúp giải rượu.
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. Theo đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai cùng cộng sự thực hiện, ước tính hơn hai tỷ người trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), khoảng 350-400 triệu người bị nhiễm HBV mạn tính. Khoảng 25-40% số người bị nhiễm HBV mạn tính chết sớm vì xơ gan hoặc ung thư gan. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan siêu vi B cao, gần 10 triệu người mang HBsAg.
Việc tiêm phòng vắc xin hiện được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên với những người đã mắc bệnh, nhất là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, việc điều trị trở nên khó khăn. Theo hướng dẫn từ Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) 4 năm trước, mục tiêu cơ bản của điều trị là kiềm hãm sự sinh sôi của virus viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan. Đối với bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động (khoảng 25%) cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Những thuốc này thường rất đắt tiền, phải dùng kéo dài để duy trì sự ức chế siêu vi, hiệu quả cũng chỉ đạt 30-40% và khi ngừng thuốc có thể tái phát bệnh. Các thuốc này lại thường gây tác dụng phụ.
Hoạt chất mới phát hiện trong cây Cà gai leo có tác dụng điều trị viêm gan B.
Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Minh Khai cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất mới trong cây cà gai leo (tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae), có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật.
Hoạt chất này được thử nghiệm trên người bệnh tình nguyện, không có tác dụng phụ, được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu lâm sàng. Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, kết quả điều trị trên bệnh nhân viêm gan B thể hoạt động cho thấy có tác dụng khả quan.
Đề tài nghiên cứu về cà gai leo được chuyển giao cho công ty Tuệ Linh sản xuất với tên gọi là Giải độc gan Tuệ Linh.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 đối với 90 bệnh nhân viêm gan B mạn hoạt động tại 3 cơ sở Viện Quân Y 103, Bệnh viện TW quân đội 108, Viện Quân Y 354 đều cho kết quả tốt, phù hợp với kết quả thu được ở giai đoạn 2. Giai đoạn 3 cho thấy thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của HBV sau hai tháng điều trị.
Đề tài cũng nghiên cứu hoàn chỉnh quy trình chiết xuất, bào chế tạo ra sản phẩm dạng bao phim và được Viện Kiểm nghiệm Bộ Y tế thẩm định.
Bên cạnh việc giúp điều trị bệnh viên gan B, cà gai leo còn có tác dụng giải rượu mạnh. Trước khi uống rượu, người ta nhấm rễ cà gai leo sẽ lâu bị say, khi say chỉ cần uống nước sắc sẽ chóng tỉnh rượu. Thí nghiệm ngâm cà gai leo với cồn cho thấy chỉ sau một đêm, lượng lớn cồn bị phá hủy hiện chưa rõ nguyên nhân.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Có rất nhiều thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, tuy nhiên, cho đến nay loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là paracetamol (PCM hay còn gọi là acetaminiphen). Trên thị trường hiện nay có đến hơn 300 tên thuốc có PCM. Việc có quá nhiều tên biệt được, lại là thuốc bán không cần kê đơn (thuôc OTC) cho nên PCM được sử dụng khá phổ biến trong nhân dân. Nhiều người không biết đã dùng cùng lúc 2-3 loại thuốc mà trong thành phần đều có PCM. Thậm chí, do thuốc được dùng quá phổ biến, nhiều gia đình còn tồn đọng hàng chục viên PCM chưa sử dụng đã xảy ra những trường hợp tự tử bằng cách uống PCM với liều rất cao gây ngộ độc cấp.
PCM – loại thuốc có lịch sử lâu đời và có nhiều dạng bào chế
Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, một loại bột có vị đắng chiết xuất từ vỏ cây liễu có tác dụng hạ sốt và giảm đau được sử dụng là salicin, sau này được điều chế lại thành acid salycilic, tên thông dụng là aspirin. Trong quá trình tinh chế và phân lập acid salycilic, PCM đã được tạo ra. Tên hóa học PCM hay acetaminophen xuất phát từ công thức hóa học của chất này là Nacetyl-paraaminophenol và para-acetyl-aminophenol.

Rất nhiều dạng thuốc chứa hoạt chất paracetamol dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Ảnh minh họa
PCM có công dụng hạ sốt, giảm đau nhưng ít gây cảm giác khó chịu ở đường ruột, cũng như ít các tác dụng phụ hơn so với aspirin. PCM đã trở thành một loại thuốc hạ sốt và giảm đau phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và là loại thuốc được bán không cần đơn của bác sĩ. Nó được nhiều công ty dược sản xuất với nhiều tên thương mại khác nhau và được trình bày theo nhiều dạng sử dụng khác nhau. Trong đó có 4 dạng thuốc hạ sốt, giảm đau chứa PCM phổ biến hiện nay đang sử dụng rộng rãi trong cộng đồng là:
- Thuốc viên nén hoặc viên nhộng với nhiều loại, nhiều liều lượng khác nhau. Có 3 liều lượng phổ biến cho dạng viên là: 100mg, 325mg và 500mg. Một số nhà sản xuất có loại thuốc dạng viên nén sủi bọt, có 2 dạng viên thường gặp là: viên chứa 330mg và 500mg PCM.
- Thuốc dạng bột chứa trong gói: thường có vị ngọt thích hợp cho trẻ em. Có 3 liều lượng phổ biến cho dạng thuốc gói này là 80mg, 150mg và 250mg.
- Dạng sirô: thông thường liều lượng là 120mg cho 5ml dung dịch. Dạng sirô thường có dụng cụ đong thuốc kèm theo giúp các phụ huynh có thể lường được liều thuốc từ: 2,5ml, 5ml đến 7,5ml. Trên nhãn chai, các nhà sản xuất thường in liều lượng uống theo lứa tuổi, nhưng vì liều lượng thuốc ở trẻ em phụ thuộc vào cân nặng nên có thể liều lượng hướng dẫn trên nhãn chai thuốc sẽ không phù hợp.
- Dạng thuốc viên nhét hậu môn: phải làm cứng viên thuốc trước khi nhét cho trẻ bằng cách làm đông lạnh. Dạng thuốc này chỉ nên sử dụng hạn chế khi trẻ không uống được, nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà bạn không muốn đánh thức trẻ dậy. Vì đường hấp thu tự nhiên của cơ thể là đường uống nên các phụ huynh chuyển sang cho trẻ uống càng sớm càng tốt. Dạng thuốc nhét hậu môn sẽ không dùng được khi trẻ bị tiêu chảy, bị viêm hoặc có vết thương vùng hậu môn và dạng thuốc này cũng có thể gây ngứa hậu môn khi dùng.
Thời gian tác dụng của đa số thuốc có chứa PCM là khoảng 30 phút sau khi dùng thuốc. Tuy vậy, thời điểm thuốc có tác dụng nhiều nhất, tốt nhất là 2 giờ sau khi dùng thuốc. Do đó, sau khi uống thuốc, bệnh nhân phải đợi cho đủ thời gian như trên thì thuốc mới có tác dụng, không nên lo lắng mà uống thêm thuốc sẽ gây quá liều có thể bị tổn thương gan do PCM rất độc với gan ở liều cao. Đối với trẻ em, liều dùng PCM được tính theo cân nặng với mức dao động từ 10 – 15mg cho mỗi kg thể trọng cho 1 lần uống. Khoảng cách giữa 2 lần uống được khuyến cáo là từ 4 – 6 giờ nếu trẻ bị sốt.
Ngộ độc thuốc PCM và cách xử trí
Mặc dù các loại thuốc hạ sốt, giảm đau có PCM được bán không cần theo đơn nhưng khi sử dụng, liều lượng thuốc cần phải thận trọng. Vì PCM có rất nhiều tên thương mại khác nhau và được trình bày theo nhiều dạng sử dụng khác nhau nên đã có nhiều ca ngộ độc PCM do sử dụng quá liều.
PCM với liều điều trị hầu như không có tác dụng phụ, không gây tổn thương đường tiêu hóa, không gây mất thăng bằng kiềm toan, không gây rối loạn đông máu. Tuy nhiên, khi dùng liều cao (>10g) sau thời gian tiềm tàng 24 giờ, xuất hiện hoại tử tế bào gan có thể tử vong sau 5 – 6 ngày. Biểu hiện của ngộ độc PCM là buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Met-hemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất para – aminophenol, một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo met-hemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống PCM. Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể vật vã, kích thích mê sảng. Sau đó có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp tụt và suy tuần hoàn, giảm oxy huyết tương đối và cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra.
Nguyên nhân do PCM bị oxy hóa ở gan cho N-acetyl parabenzoquinonimin. Bình thường, chuyển hóa này bị khử độc ngay bằng liên hợp các glutathion của gan. Nhưng khi dùng liều cao, N-acetyl parabenzo quinonimin quá thừa sẽ gắn vào protein của tế bào gan và gây hoại tử tế bào.
Điều trị
- Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
- Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N-acetyl cystein (NAC) là tiền chất của glutathion có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống PCM, nếu sau 36 giờ gan đã bị tổn thương thì kết quả điều trị sẽ kém. Dùng NAC uống để giải độc thuốc PCM. Tuy nhiên, nếu người bệnh không dung nạp với thuốc NAC dạng uống với biểu hiện nôn ói, nên truyền tĩnh mạch NAC dạng tiêm mà biệt dược là fluimucil.
- Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu PCM.
Design by Hao Tran -