Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Cỏ ca ri hay hồ lô ba (danh pháp hai phần: Trigonella foenum-graecum) là một loài cây thuộc về họ Đậu (Fabaceae). Cỏ ca ri được sử dụng như là cây thuốc (phần lá) cũng như một loại gia vị (phần hạt). Nó được trồng rộng khắp trên thế giới như là một loại cây trồng bán khô hạn.


Tên gọi khoa học của cỏ ca ri là foenum-graecum có nguồn gốc từ tiếng La tinh để chỉ “cỏ khô Hy Lạp”. Zohary và Hopf lưu ý rằng người ta vẫn chưa chắc chắn nòi giống hoang dã nào của chi Trigonella đã tiến hóa để trở thành giống cỏ ca ri được con người trồng, nhưng tin rằng nó được đem vào gieo trồng lần đầu tiên tại khu vực Trung Cận Đông. Các hạt cỏ ca ri hóa than đã được phục hồi tại Tell Halal, Iraq (với niên đại cacbon phóng xạ là khoảng năm 4000 TCN) và tại các tầng thuộc thời kỳ đồ đồng ở Lachish (Shephelah, Israel), cũng như các hạt khô tìm thấy trong mộ của Tutankhamen [1]. Cato Già liệt kê cỏ ca ri cùng cỏ ba lá và đậu tằm như là các cây trồng để nuôi bò (De Agri Cultura, 27).
Các hạt cỏ ca ri màu vàng hay hổ phách, hình thoi, nói chung hay được sử dụng trong việc làm các món ngâm, bột ca ri khô và nhão, và nói chung hay bắt gặp trong các món ăn của ẩm thực Ấn Độ. Các lá non và chồi cỏ ca ri cũng được sử dụng làm rau ăn còn lá tươi hay khô được dùng để tạo hương vị trong nhiều món ăn khác. Các lá khô (người Ấn Độ gọi là kasuri methi) có vị đắng và mùi mạnh đặc trưng.
Tại Ấn Độ, các hạt cỏ ca ri được trộn với sữa chua và được dùng làm dầu dưỡng tóc. Nó cũng là một thành phần để sản xuất khakhra, một loại bánh mì. Nó được sử dụng trong injera/taita, một loại bánh mì chỉ có trong ẩm thực Ethiopia và ẩm thực Eritrea. Từ để chỉ cỏ ca ri trong tiếng Amhara là abesh (ኣብሽ), và tại đây nó được dùng làm cây thuốc để điều trị bệnh đái tháo đường. Nó đôi khi cũng được dùng như một thành phần để sản xuất một loại bơ (tiếng Amhara: qibé, Tigrinya tại Ethiopia và Eritrea: tesme), và nó là tương tự như ghee trong cách nói của người Ấn Độ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tên gọi của cỏ ca ri (çemen) cũng là tên gọi cho một loại bột nhão sử dụng trong pastirma (một món thịt bò ướp gia vị và đem phơi khô trong không khí). Tại Yemen, nó là gia vị chính và là một thành phần thêm vào món ăn dân tộc gọi là saltah. Sự tương tự giữa từ hulba trong tiếng Ả Rập và từ huluba trong tiếng Trung quan thoại biểu lộ tầm quan trọng của cỏ ca ri trong lịch sử. Cỏ ca ri, hay Şambélilé trong tiếng Ba Tư, là một trong bốn cây thuốc được sử dụng trong đơn thuốc của người Iran là ghormeh sabzi.
Tại Ai Cập, các hạt cỏ ca ri được dùng như chè.
Các hạt cỏ ca ri là nguồn giàu polysacarit galactomannan. Nó cũng là nguồn chứa các saponin như diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin và neotigogen. Các thành phần hoạt hóa sinh học khác còn có chất nhầy, tinh dầu và các ancaloit như cholin và trigonellin.
Hiệu ứng phụ khi sử dụng, thậm chí chỉ một lượng nhỏ cỏ ca ri (ngay cả khi pha loãng với nước) là mùi xi rô phong hay ca ri trong mồ hôi và nước tiểu, do hợp chất thơm sotolon gây ra. Cỏ ca ri cũng hay được dùng trong sản xuất chất tạo mùi cho các loại xi rô nhân tạo. Hương vị của cỏ ca ri nướng là do các pyrazin thay thế, giống như thì là Ai Cập (Cuminum cyminum). Tự bản thân nó thì nó có vị hơi đắng.
Hạt cỏ ca ri khô
Cỏ ca ri được sử dụng chủ yếu là hỗ trợ tiêu hóa. Nó là lý tưởng để điều trị rò xoang, sung huyết phổi, giảm viêm nhiễm [3]. Nó cũng được sử dụng trong vai trò của chất làm tăng tiết sữa cho các bà mẹ đang nuôi con bú. Nó có thể được tìm thấy trong dạng viên nang tại các hiệu thuốc thực phẩm[2].
Việc sử dụng hạt cỏ ca ri cho thấy nó có tác dụng hạ cholesterol, triglyxerit và các lipoprotein có tỷ trọng thấp ở người và các vật mẫu thực nghiệm (Basch và ctv., 2003). Several human intervention trials chứng minh rằng các hiệu ứng chống đái tháo đường của hạt cỏ ca ri cải thiện phần lớn các triệu chứng trao đổi chất có liên quan tới đái tháo đường kiểu 1 và kiểu 2 ở cả người lẫn các động vật thực nghiệm (Basch và ctv., 2003; Srinivas, 2005). Hiện tại, nó đã có bán dưới dạng viên nang theo các đơn thuốc như là chất bổ sung ăn kiêng để kiểm soát bệnh đái tháo đường và cao cholesterol.
Trong một số thí nghiệm gần đây, hạt cỏ ca ri có tác dụng chống lại ung thư vú (Amin và ctv., 2005) và ruột kết (Raju và ctv., 2006). Các tính chất bảo vệ gan của hạt cỏ ca ri cũng được thông báo trong một vài vật mẫu thực nghiệm (Raju và Bird, 2006;

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tùy từng địa phương mà cây óc chó cũng có những tên gọi khác nhau như cây sung dại (miền Bắc) hay ổi dại (miền Nam), vì quả của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống quả ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mềm, chứa những hạt như ruột quả sung.



Cây óc chó
Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài một gang tay đo từ trên ngọn xuống (khoảng 20cm) gọi là đọt, cùng một đọt này có tới 3 loại lá đó là: trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia 2 phần nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, còn lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Song cũng tùy loại cây óc chó mà có tên khác như vú chó hay vú bò (ở đồng bằng) hay cây hồ đào (ở vùng rừng). Chúng đều là những loại cây mọc hoang ở bờ ruộng bờ nương, rẫy, nơi ven rừng… Như vậy óc chó cũng có hai loại đó là cây vú chó, vú bò, mọc thành những bụi nhỏ ở vùng đồng bằng nơi ven rừng, bờ ruộng rẫy ở quanh làng, có tên khoa học là Ficus hirta Vahl. Còn cây mọc trong rừng có tên khác là cây hồ đào với tên khoa học Juglans regiaL.
Theo đông y, rễ của cây óc chó đồng bằng (Ficus hirta Vahl, còn gọi là vú chó hay vú bò) có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Ngay từ xa xưa danh y Tuệ Tĩnh đã đã biết sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay quả cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím…
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng nhân óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi…
Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Chuyện kể rằng cố bác sỹ Lương Hoàng Phấn học được ở Tây Tạng từ vị Sư Lạt Ma và ông đã hướng dẫn dùng 9 đọt cây óc chó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống (bài thuốc đã chữa thành công một bà già 60 tuổi bị hở van tim nặng tại Nam bộ sau 4 lần uống). Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc chữa trị từ cây óc chó để tham khảo và có thể áp dụng.
* Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ quả giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
* Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.
* Chữa bỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
* Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân quả rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Quả óc chó bảo vệ bạn từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân. Chúng ta hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại quả này đối với sức khỏe con người.
1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Quả óc chó đã được coi là loại hạt cho sức khỏe trái tim. Các cuộc nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua đã chỉ ra, quả óc chó có vô số lợi ích đối với trái tim và hiệu quả hơn bất cứ loại quả nào trên trái đất. Có điều này là do quả óc chó có nhiều axit béo omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.
Axit béo omega 3 được biết đến với hiệu quả ngăn ngừa cục máu đông, là nguyên nhân chính gây nên các cơn đau tim. Kết hợp với chất xơ, axit béo omega 3 cũng làm giảm mức độ LDL (lipoprotein mật độ thấp) hoặc cholesterol xấu – một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim. Chứng loạn nhịp tim hoặc tim đập thất thường cũng có thể được chữa trị bằng một lượng axit béo omega 3 phù hợp. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA đã tuyên bố, quả óc chó là thực phẩm cho trái tim khỏe mạnh và nên được bổ sung vào chế độ ăn uống cân bằng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
2. Củng cố động mạch
Ngoài tác dụng bảo vệ trái tim, quả óc chó còn có tác dụng rất lớn đối với các bệnh nhân huyết áp cao và giúp lớp màng động mạch khỏe mạnh hơn.
3. Ngăn ngừa sỏi túi mật
Dữ liệu thu thập từ hơn 80.000 người và trải qua 2 thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy quả óc có thể ngăn ngừa sỏi túi mật. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với nguy cơ bị sỏi túi mật hay không muốn mình mang căn bệnh này hãy ăn vài quả óc chó mỗi ngày.
4. Bảo vệ xương
Một thực tế ai cũng biết là xương yếu dần theo tuổi tác. Mật độ khoáng chất trong xương giảm xuống sẽ dẫn đến hiện tượng loãng xương. Dinh dưỡng phong phú có trong quả óc chó sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe cho đến tuổi già. Những người thường xuyên ăn quả óc chó sẽ không phải đối mặt với hiện tượng giảm khoáng chất khiến xương bị yếu khi về già.
5. Thực phẩm của trí não
Quả óc chó là loại thực phẩm đặc biệt tốt với trí não. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, axit béo omega 3 có trong quả óc chó giúp duytrì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm đến 60% bộ não. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não hoạt động đúng chức năng. Bộ não là trung tâm xử lý của cơ thể, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho nó sẽ giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các vấn đề hành vi.
6. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Quả óc chó đặc biệt tốt đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp tạo ra insulin, một loại chất mà các bệnh nhân tiểu đường không có. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao, vì vậy mà quả óc chó rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.
7. Liều thuốc tự nhiên giúp nhuận tràng
Nếu bạn bị táo bón mãn tính thì quả óc chó sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt. Quả óc chó có hàm lượng chất xơ cao, vì vậy mà chúng có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nhai vai hạt óc chó mỗi ngày bạn sẽ thấy ngay kết quả tuyệt vời của nó.
8. Chiến đấu với một số bệnh ung thư
Quả óc chó rất giàu chất chống oxy hóa và một số loại khác của chất chống oxy hóa. Hợp chất chống oxy hóa được gọi là axit ellagic, loại chất rất hữu ích trong cuộc chiến chống ung thư. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phục hồi trong giai đoạn hóa trị hoặc xạ trị.
9. Tránh tình trạng mất ngủ
Tất cả chúng ta đều mất ngủ ở một thời điểm nhất định nào đó. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn vài quả óc chó trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa chứng mất ngủ tốt hơn so với cách truyền thống là uống một cốc sữa ấm.
Cơ thể chúng ta sản xuất một loại hormone gọi là melatonin có trách nhiệm cho một số chức năng, trong đó có liên quan đến mất ngủ. Melatonin là những tín hiệu não rằng công việc đã được thực hiện đủ, cơ thể mệt mỏi và cần ngủ. Cơ thể thường tiết ra melatonin vào khoảng thời gian tương tự mà bạn ngủ mỗi đêm. Nhưng khi chúng ta già, hàm lượng melatonin sản xuất bởi cơ thể giảm. Đây là lý do tại sao rất nhiều người cao tuổi khó ngủ và thường ngủ chỉ 4-5 tiếng một đêm. Quả óc chó là một nguồn tự nhiên và phong phú chất melatonin. Vì vậy nhấm nháp vài quả óc chó trước khi đi ngủ là cách để bạn tránh hiện tượng mất ngủ.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Dưới đây là một số món canh dùng thích hợp trong những ngày nắng nóng.

Canh mướp thịt nạc


Nguyên liệu gồm: mướp 250 gr, thịt nạc 50 gr, các gia vị hành, gừng, bột nêm… Mướp gọt bỏ vỏ, cắt lát hình xéo, thịt nạc thái lát. Nấu nước sôi, cho thịt vào trước, sau đó đến mướp, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giải độc, đạt hiệu quả tốt với các chứng nhiệt như phiền khát.
Canh mướp trứng gà
Nguyên liệu gồm: trứng gà 2 quả, mướp 250 gr, các gia vị. Mướp gọt vỏ thái lát, nước nấu sôi cho mướp vào; trứng gà khuấy đều cho vào sau, nêm nếm gia vị. Canh này có công hiệu tư âm nhuận táo (chống khô), thanh nhiệt giải độc, thanh phế lợi hầu, đạt hiệu quả tốt với chứng nhiệt, phiền khát…
Canh nấm hương
Nguyên liệu gồm: nấm hương 25 gr, đại táo 10 quả, các gia vị. Nấm hương ngâm nước nóng cho mềm, thái sợi; táo rửa sạch, cùng cho vào nồi để nấu canh, nấu với lửa mạnh đến sôi, thì hạ lửa nhỏ hầm thêm khoảng 15 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Canh vỏ dưa hấu
Nguyên liệu gồm: vỏ dưa hấu 200 gr, các gia vị. Dưa hấu bỏ ruột, bỏ vỏ xanh bên ngoài cùng, thái lát dày, cho vào nồi sau khi nước sôi, nấu đến chín mềm, nêm nếm. Canh vỏ dưa hấu là một món thanh nhiệt giải độc của mùa nóng, đơn giản, dễ thực hiện.
Canh khổ qua thịt nạc
Nguyên liệu gồm: khổ qua 250 gr, thịt nạc 100 gr, gia vị. Khổ qua bỏ hột, thái lát; thịt nạc thái lát, cùng khổ qua đem hầm đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng, giải độc sáng mắt.
Canh cá trích tỏi
Nguyên liệu gồm: cá trích 250 gr, vài tép tỏi, hành, gừng, gia vị. Cá trích làm sạch cho vào chảo dầu chiên sơ, sử dụng sau. Tỏi băm nhỏ, rồi cùng cá và các nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm nước và nấu với lửa mạnh đến khi sôi, thì chuyển lửa nhỏ hầm thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Canh bí đao thịt vịt
Nguyên liệu gồm: bí đao 0,5 kg, thịt vịt 250 gr, hành, gừng, gia vị. Bí đao để cả vỏ, rửa sạch thái lát. Vịt làm sạch, bỏ nội tạng, cắt miếng, cho vào nồi nấu đến sôi, chuyển lửa nhỏ hầm đến gần chín thì cho bí đao vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

HẠNH NHÂN

(Semen Pruni Armeniacae)


 

Hạnh nhân tức là hạt khô của quả của cây Mơ, có nhiều loại có tên thực vật học khác nhau, như cây Sơn hạnh Prunus Armeriaca L var ansu Maxim, Hạnh Siberia Prunus sibinca L, Hạnh Đông bắc Prunus mandshurica (Maxim) Koenae hoặc cây Hạnh Prunus armenicaca L đều thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Hạnh nhân còn có tên là Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.


Cây Mơ mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Hà sơn bình (Mỹ đức), Hà nam ninh (huyện Kim bảng), Thanh hóa, Nghệ an, Hà tỉnh, Trung quốc, Armenia, Nhật bản cũng có cây Mơ.
Cách chế biến: Mùa hè, hái quả chín về, bỏ hết thịt và vỏ của nhân, lấy nhân phơi khô, lúc dùng đập vụn.
Khổ hạnh nhân là cho Hạnh nhân vào nước sôi trong ít phút lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô.
Sao Hạnh nhân là bỏ Khổ Hạnh nhân vào nồi, cho lửa nhỏ sao vàng.
Hạnh nhân sương là dùng giấy thấm bọc ép cho lấy hết dầu.
Tính vị qui kinh:
Hạnh nhân vị đắng hơi ôn, có độc ít, qui kinh Phế, Đại tràng.
Theo các sách thuốc cổ:
  • Sách Bản kinh: vị ngọt ôn.
  • Sách Danh y biệt lục: đắng có độc.
  • Sách Cảnh nhạc toàn thư – Bản thảo chính: vị đắng cay, hơi ngọt.
  • Sách Thang dịch bản thảo: nhập thủ thái âm kinh.
  • Sách Trấn nam bản thảo: nhập 2 kinh Tỳ phế.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Phế Đại tràng.
Thành phần chủ yếu:
Nhân hạt mơ chứa: 35 – 40% chất dầu ( dầu Hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.
Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo.
Trích đoạn Y văn cổ:
  • Sách Bản kinh: ” chủ khái nghịch thượng khí, hầu tý, hạ khí, săn nhũ”.
  • Sách Dược tính bản thảo: ” chủ khái nghịch thượng khí suyễn thúc, cùng Thiên môn đông sắc uống nhuận tâm phế hòa nước qua làm thang nhuận thanh khí”.
  • Sách Trân châu thang: ” trừ phế nhiệt, trị phong nhiệt ở thượng tiêu, lợi hung cách khí nghịch, nhuận đại tràng khí bí”.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
  1. Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn.
  2. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng.
  3. Khổ hạnh nhân có tác dụng chống ung thư (các thí nghiệm chưa nhất trí).
  4. Thuốc có tác dụng ức chế lãi đũa, lãi móc câu, lãi kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.
  5. Độc tính: Sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.
Triệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lã, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh, nghiêm trọng hơn thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Người lớn ăn 40 – 60 nhân, trẻ em10 – 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống Anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn.
Thuốc được nấu lên và có cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị viêm phế quản mạn tính:
  • Dùng nhân có vỏ với cùng lượng đường phèn trộn làm thành Hạnh nhân đường. Sáng tối mỗi lần uống 10g; 10 ngày là một liệu trình. Đã trị 124 ca, khỏi 23 ca, có kết quả tốt 66 ca, tiến bộ 31 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 96,8%, đối với ho đàm suyễn đều có tác dụng, thường sau 3 – 4 ngày thấy có kết quả ( Tư liệu của Viện Nghiên cứu Trung y 1971,34).
  • Chua me đất 5g, Lá chanh 4g, Cam thảo dây 5g, Lá tre 8g, Tô mộc 8g, Gừng sống 2g, Ô mai 4g, nước 500ml sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Trị ho lâu ngày khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
  • Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện) : Khổ hạnh nhân 6g, Tô diệp, Cát cánh, Chỉ xác, Quất bì, Pháp Bán hạ, Sinh khương đều 6g, Phục linh, Tiền hồ đều 10g, Đại táo 2 quả, sắc uống.
  • Hạnh nhân tiễn: Hạnh nhân ngọt (Điềm hạnh nhân) 100g, nước gừng tươi 150g, Tang bì, Bối mẫu, Mộc thông đều 40g, Tử uyển, Ngũ vị tử đều 30g, sắc cô thêm mật ong thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần. Trị ho lâu ngày khàn giọng.
2.Trị táo bón:
  • Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hỏa ma nhân 12g, Sinh địa 12g, Chỉ xác 6g sắc uống.
  • Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Bá tử nhân đều 10g, sắc nước uống. Trị táo bón người cao tuổi và người sau sanh.
3.Trị viêm âm đạo do trùng roi (trichomonas):
  • Trị 6 ca viêm âm đạo do trùng roi bằng cách đắp nước Hạnh nhân kết quả đều tốt, 120 ca viêm âm đạo khác cũng được đắp bằng cao Hạnh nhân với dầu mè và lá dâu hàng ngày kết quả tốt trên 90% thông thường viêm hết trong vong 1 tuần.
Liều thường dùng và chú ý:
  • Liều: 3 – 10g, thuốc sắc nên cho sau.
  • Sao Hạnh nhân trị ho không dùng trị táo bón.
Quả hạnh tốt cho nam giới
Tờ tạp chí Esquire của Mỹ dẫn một cuộc nghiên cứu cho thấy quả hạnh rất giàu một loại axít amino gọi là arginine, có công dụng làm dịu căng thẳng mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu.
Loại hạt này còn có thể tăng cường khả năng tình dục ở quý ông. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên các ông nếu muốn có được đời sống tình dục viên mãn nên giảm vòng bụng, tăng cường tập các động tác ở phần bụng dưới và giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài quả hạnh, các thực phẩm giàu arginine gồm đậu, cá hồi và lúa mì.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Trong dân gian, tầm xuân còn có nhiều tên khác như hồng dại, dã tường vi, thập tỉ muội… tên khoa học là Rosa multiflora Thunb, thuộc họ hoa hồng rosaceae. Hoa tầm xuân có nhiều màu hồng, đỏ, trắng vàng… nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.



Hoa tầm xuân
Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây tầm xuân được dùng làm thuốc (hoa, quả, lá, rễ), với các công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức. Thường dùng chữa chứng hoàng đản (vàng da), thuỷ thũng, lỵ, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm. Hoa dùng chữa cảm nắng nóng mùa hè (trúng thử) nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, rét cơn, bướu giáp, tiểu đường. Lá có tác dụng sinh cơ, chữa ung nhọt, viêm loét chi dưới, nhọt độc, phù nề. Rễ chữa hoàng đản, phế ung, chảy máu các loại, viêm khớp, liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau tăng huyết áp, ngứa lở ngoài da, lở loét miệng, bỏng…
Sau đây là một số bài thuốc có dùng tầm xuân
- Trúng thử (cảm nắng nặng): hoa tầm xuân sắc uống. Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g. Sắc hoặc hãm nước sôi để uống.
- Sốt rét cơn. Hoa tầm xuân sắc uống.
- Ung nhọt (chưa vỡ): lá tầm xuân khô tán bột, nhào mật ong, dấm để đắp.
- Viêm loét chi dưới: lá tầm xuân nấu nước rửa.
- Phù thận: quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống.
- Đau bụng kinh: quả tầm xuân 120g sắc uống.
- Liệt mặt, liệt 1/2 người: rễ tầm xuân 30g sắc uống.
- Chữa phong thấp teo cơ: rễ tầm xuân 20g sắc uống. Có thể phối hợp trong các bài thuốc Nam chữa thấp khớp.
- Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường.
- Vàng da: rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn.
Theo tài liệu của Nga. Hoa tầm xuân có tác dụng tương tự hoa hồng nên có thể thay thế cho nhau để chữa bệnh khi cần thiết.
Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao gấp 50 lần quả chanh và 100 lần quả táo. Ngoài ra còn có nhiều B1, B2, phốt pho, kali. Để chữa cảm cúm viêm phổi tốt hơn thì có thể phối hợp 2 phần quả tầm xuân khô với 1 phần lá tầm ma (urtica dioica) khô. Sắc uống ngày 2 lần và mỗi lần 1/2 cốc cùng mật ong. Nếu phối hợp nước chiết quả tầm xuân với nước củ cà rốt thì ta có một hỗn hợp chứa đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Khế chua tiêu viêm, lợi tiểu

Cây khế có tên khác là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 – 8, quả tháng 10 – 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P…

Trong y học cổ truyền thường sử dụng khế chua để chữa bệnh. Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình.

Một số bài thuốc thường dùng
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa lở sơn, mày đay: Lá khế khoảng 20g rửa sạch cho vào nồi nấu nước uống. Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch giã lấy nước cốt đặp lên vùng da bị tổn thương.
- Chữa cảm cúm: đau người, hắt hơi sổ mũi, ho. Dùng 3 quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50ml rượu để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.
- Chữa đái dắt, đái buốt: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g. Cho 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml nước, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 3 thang, sau đó tái khám. Mỗi liền trình có thể dùng 10 – 15 thang. Hoặc khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng.
- Chữa viêm họng: Lá khế 40g rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm, ngày nhiều lần.
- Chữa ho do lạnh có đờm: Hoa khế 20g sao qua, sau đó tẩm nước gừng đem sao tiếp. Sắc lấy nước uống. Có thể thêm cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g, kinh giới 8 – 10g. Cho 750ml nước, đun còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 6 ngày.

Rau càng cua

Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị béo ngậy của trứng và mùi hăng hăng đặc trưng của mớ rau càng cua mọc sau hè là món ăn khó quên…


Rau càng cua (Peperomia pellucid) họ hồ tiêu – Piperaceae. Rau thuộc loại thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây. Thuộc nhóm cây thân cỏ, sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.
Vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn giòn, dai dai của rau làm thành món rau trộn rất ngon. Rau càng cua còn có thể trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm…, chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác rất ngon miệng. Là loại rau giàu dinh dưỡng, đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A), nên thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng.
Ở các nước phương tây, người ta xem rau càng cua như một thứ cỏ dại. Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Tại Trung Quốc, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi. Theo Đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém. Ngoài ra rau còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau, có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở (giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương; da sẽ mau lành, liền miệng). Cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn khi sử dụng.Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
Lưu ý: trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây rau này bắn vào mắt.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um…

Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.


Rau ngổ – Ảnh: Thái Nguyên
Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.
Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.
Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.
Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.
Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa…, uống trong và kết hợp rửa ngoài.
Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.
Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.
Lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.

Ké đầu ngựa có thân cao khoảng 80cm, ít phân cành. Thân hình trụ cứng, có khía, màu lục, đôi khi có chấm tím, lông cứng. Lá mọc so le, hình tim – tam giác, mép khía răng không đều; hai mặt lá có lông cứng.


Cụm hoa ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt. Quả bế kép hình trứng, có vỏ rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả hình thoi. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Bộ phận dùng làm thuốc quả, thân và lá. Khi dùng quả làm thuốc nên thu hái lúc còn xanh chưa ngả vàng. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Theo nghiên cứu hiện đại, ké đầu ngựa có hàm lượng iốt cao từ 200 – 300 microgam iốt trong 100g lá hoặc thân cây. Lá có vitamin C (47mg/100g)…
Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt nhạt, tính ôn có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Dùng chữa các bệnh ngoài da: tổ đỉa, mụn nhọn, chốc lở… Ngoài ra, ké đầu ngựa còn có tác dụng chữa một số bệnh khác như: chữa bí tiểu, viêm khớp sưng đau, bướu cổ đơn thuần…
Trị mụn nhọt, chín mé chưa mưng mủ: 15g lá ké tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát đắp lên chỗ mụn nhọt hoặc chín mé. Ngày đắp 1 – 2 lần, thực hiện liên tục trong 3 ngày. Bài thuốc này có công dụng giảm sưng đau các loại mụn nhọt, chín mé rất hiệu quả.
Chữa bệnh tổ đỉa: Quả ké đầu ngựa, hạ khô thảo; mỗi vị 45g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tất cả sao vàng, tán bột làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10-15 viên, nên uống sau các bữa ăn. Uống trong 5-7 ngày.
Chữa viêm da mủ: (chốc, nhọt…): Ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất, mỗi vị 30g. Sắc với 600ml nước còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày. Hoặc: Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Tất cả bào chế thành dạng chè thuốc, trọng lượng của 1 gói là 42g, mỗi ngày dùng 1 gói, cho hãm nước sôi uống trong ngày.
Chữa phong hủi: Thương truật 600g, quả ké đầu ngựa 120g. Sao vàng tán nhỏ, trộn với nước hồ gạo hoặc nước cơm, giã nhuyễn, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nguội. Dùng ngoài: Lá ké đầu ngựa, lá cà độc dược, lá trắc bá, lá cau, lá khổ sâm, lá ngải cứu, lá thông và lá quýt nấu nước xông, sau đó dùng nước để tắm. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có ké đầu ngựa, không nên ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, nuôi con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.

Thuốc chữa bệnh từ thịt thỏ


Thỏ (Oryctolagus cuniculus domesticus Gmelin) thuộc họ thỏ (Leporidae) là một vật nuôi ở gia đình (gia súc) được du nhập vào Việt Nam từ cách đây hơn 100 năm.

Thịt thỏ chứa 38,4% nước, 11,8% protid, 4,4% lipid, 11,6mg% calci, 123,2mg% phospho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP.

 

Trong thực phẩm, thịt thỏ ăn ngon, nhưng mức tiêu thụ không bằng thịt của các loài gia súc và gia cầm khác.
Về mặt thuốc, thịt thỏ được dùng với tên thỏ nhục, có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát (nhất là những người vừa ốm dậy), dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu. Dạng dùng thông thường là thịt nấu chín ăn. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc nguồn gốc thực vật trong những trường hợp sau:
- Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 100-200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo Tàu 15-20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần
- Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 100-200g, câu kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng nhiều ngày.
Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trấn tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng, chữa đầu váng, háo khát dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan, làm sáng mắt chữa choáng váng do gan yếu, mắt mờ, có màng mộng, đau mắt. Ngày dùng 16-20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ (thỏ huyết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi. Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó. Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ trẻ em, trúng độc, sang lở.
Thịt thỏ có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát, những người vừa ốm dậy, dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu.
Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thuỷ hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần.
Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 200g, kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng 10 ngày.
Chữa can thận bất túc, tóc bạc sớm, người gầy còm khô khẳng, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, thần kinh mệt mỏi, tứ chi mềm yếu: Thịt thỏ 500g, vừng đen 30g, hành, gừng, mì chính, muối tiêu, dầu vừng, nước sốt lượng vừa đủ.
Thỏ mổ thịt lột vỏ bỏ da, móng chân,nội tạng. Cho thịt vào trong nồi nhúng cho đến hết máu ở thịt, sau khi sôi, hớt bọt, bỏ vào đó các thứ gia vị nói trên như hành, gừng, muối tiêu, xong đun tiếp cho thịt chín, vớt ra, để hơi nguội đôi chút, lại bỏ vào trong nồi nước sôi, đun nhỏ lửa 1 giờ, vớt ra để nguội.
Chặt thành miếng vuông khoảng 2cm bày lên đĩa to. Đem vừng đen vo sạch xong rang chín thấy có mùi thơm. Ở trong bát đã bỏ sẵn mì chính, dầu vừng, trộn đều vừa khoả vừa bỏ vừng đen đã rang chín kỹ vào sau đó tưới nước sốt đó lên đĩa thịt thỏ bày sẵn ăn kèm với các thứ gia vị kèm theo.
Chữa chứng bệnh bội nhiễm do điều trị các loại ung thư bằng tia phóng xạ gây nên, bị bệnh ở mạch vành của tim, bị xơ cứng mạch máu, bị trẹo đau vùng thắt lưng, chân tay tê, mất ngủ và hay mộng mị, cao huyết áp: Rửa sạch bách hợp, thái tam thất thành những lát nhỏ.
Rửa sạch thịt thỏ, thái thành miếng. Cho cả ba thứ vào trong nồi, cho nước vừa phải vào đun sôi xong để nhỏ lửa cho sôi lăn tăn đến khi thịt chín nhừ, cho các gia vị vào là được.
Nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trần tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng…
Xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan. Ngày dùng 16 – 20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc.
Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi.
Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó.
Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ, trẻ em trúng độc, sang lở.
Ăn thịt thỏ có khi cũng có tác dụng phụ, có một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục, Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với cá loại thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013


Tên thuốc: Radix Angelicae.

Tên khoa học: Angelica dahurica Benth et Hook

Họ Hoa Tán (Umbelliferae)

Bộ phận dùng: rễ. Rễ hình dùi tròn, có từng vành, phía dưới chia rễ nhánh cứng, ngoài vỏ vàng nâu nhợt, trong trắng ngà, có từng đường vạch dọc, thơm, cay, to, dày, không mốc mọt là tốt.

Thường lầm với Độc hoạt

Tính vị: vị cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào phần khí của kinh Phế, Vị và Đại trường, cũng vào phần huyết.
Tác dụng: phát biểu, giải cơ, tán phong, táo thấp, hưng phấn thần kinh trung ương, hành huyết.
Chủ trị: Dùng sống: trị nóng rét, nhức đầu, cảm mạo; bôi chữa lở sơn (nước sắc 50%).
Tẩm giấm sao: trị lâm lậu. Sao cháy: trị đại tiện ra máu.
- Cảm phong hàn đau đầu, tắc mũi: Dùng Bạch chỉ với Đậu xị và Sinh khương.
- Viêm xoang mũi: Dùng Bạch chỉ với Thương nhĩ tử, Tân di trong bài Thương Nhĩ Tán.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 8g
Cách bào chế:
- Theo Trung Y: Người xưa hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau) cùng bỏ vào nồi đồ một lúc, lấy Bạch chỉ phơi khô dùng.
Ngày nay khi lấy về, rửa sạch, cắt ra từng khúc trộn vào vôi (để cho sắc trắng và khỏi mọt) phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. Có thể sao cháy, hoặc tẩm giấm sao.
- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, bảo quản bằng vôi sống, tránh nóng.
Ghi chú:
Thứ Bạch chỉ di thực của Trung Quốc có vỏ màu nâu ruột thì gần giống Độc hoạt, dẻo và xốp.
Bạch chỉ nam: có nhiều bột trắng, vị hơi the, chỉ dùng thay được Bạch chỉ trong bệnh lở ngứa.
Kiêng ky: âm hư và hoả uất không nên dùng.

Thảo ma hoàng


Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Ephedra sinica Stapf.
Ephedra equisetina Bge.
Ephedra intermedia Schrenk et Mey.
Họ khoa học:
Họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Mô Tả:
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.
Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm.
Địa lý:
Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc.
Thu hái, Sơ chế:
Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân (bỏ đốt). Thứ thân to, mầu xanh nhạt, ít gốc, chắc, vị đắng, chát là tốt.
Mô tả dược liệu:
Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế).
+ Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
+ Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với nước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay là được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản:
Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng.
Thành phần hóa học:
Trong Ma hoàng có:
+ Ephedrine, Pseudoephedrine, Norephedrine, Norpseudoephedrine, Methylephedrine, Methylpseudoephedrine (Trương Kiên Sinh, Dược Học Học Báo 1989, 24 (11): 865).
+ Ephedroxane (Chohachi Konno và cộng sự, Phytochemỉsty, 1979, 18 (4): 697).
+ a, a, 4-Trimethyl-3-Cyclohexen-1-Methanol, b-Terpineol, p-Meth-2-en-7-ol), a-Terpineol, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine (Gỉa Nguyên Ấn – Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 24 (7): 402).
+ Benzoic acid, p-Hydroxybenzoic acid, Cinnaic acid, p-Coumaric acid, Vanillíc acid, Protocatechuic acid (Chumbalov T K và cộng sự. C A, 1977, 87: 81247p).
Tác dụng dược lý:
+ Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này (Trung Dược Học).
+ Có thể làm tăng huyết áp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng phát hãn: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuật nhắt bình thường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm gĩan cơ trơn khí quản (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Alcaloid Ma hoàng có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Tác dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963).
+ Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngaọi vi gián, hô hấp tăng nhanh (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận).
+ Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ] (Trân Châu Nang).
+ Vào kinh túc Thái âm [Tỳ], thủ Thiếu âm [Tâm] (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Phế, Bàng quang (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh phế, Bàng quang, Tâm, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Phát biểu, xuất hãn, khứ taf nhiệt khí, chỉ khái nghịch thượng khí, trừ hàn nhiệt, phá trưng kiên tích tụ (Bản Kinh).
+ Giải biểu, khứ phong, tuyên Phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu phù (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi thủy (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Phát hãn, bình suyễn, lợi tiểu, tán tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh).
+ Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận).
+ Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học).
+ Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung Dược).
+ Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo).
Kiêng kỵ:
+ Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch, nhất thiết phải kiêng dùng. Người hư yếu cũng cấm dùng. Nếu uống nhiều quá thì sẽ bị vong dương. Chứng thương phong có mồ hôi với chứng âm hư thương thực cũng cấm dùng. Bệnh không có hàn tà hoặc hàn tà tại phần lý và thương hàn có mồ hôi thì tuy có phát sốt, sợ lạnh đều không nên dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người bị biểu hư, mồ hôi ra nhiều, ho suyễn do phế hư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Huyết áp cao, tim suy: dùng nên cẩn thận (Thực Dụng Trung Y Học).
+ Kỵ Tế tân và Thạch vi (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Người thổ huyết không được dùng. Cơ thể vốn khí hư, suy nhược, có thai: không dùng (Dược Tính Thông Khảo).
Liều dùng: 2 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi: Ma hoàng, Quế chi đều 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Ma Hoàng Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thận viêm, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt: Ma hoàng 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sinh khương 8g. sắc uống (Việt Tỳ Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da: Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn: Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược,Tế tân, Can khương, Cam thảo (chích), Quế chi (bỏ vỏ) đều 3 lạng, Ngũ vị tử nửa thăng, Bán hạ nửa thăng (cho vào trước). Sắc uống (Tiểu Thanh Long Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị dưới tim hồi hộp: Bán hạ, Ma hoàng, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn mật làm viên, to bằng hạt đậu lớn. mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần (Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị bệnh về thủy, mạch Trầm, Tiểu thuộc về chứng Thiếu âm: Ma hoàng 90g, Cam thảo 60g, Phụ tử 1 củ (nướng). Sắc uống (Ma Hoàng Phụ Tử Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thương hàn hoàng đản biểu nhiệt: Ma hoàng 1 nắm, bỏ đốt, cho vào bọc vải, ngâm với 5 thăng rượu, chưng còn ½ thăng, uống cho ra mồ hôi (Ma Hoàng Thuần Tửu Thang – Thiên Kim Phương).
+ Trị trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống: Ma hoàng 30 thù, Hoàng kỳ 12 thù, Hoàng cầm 18 thù, Độc hoạt 30g, Tế tân 12 thù. Sắc uống (Tam Hoàng Thang – Thiên Kim Yếu Phương).
+ Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống nóng (Tam Ảo Thang – Cục Phương).
+ Trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 – 2 ngày: Ma hoàng 40g, bỏ đốt. Sắc với 4 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã. Thêm 1 nắm Gạo tẻ vào nấu thành cháo. Lấy nước thuốc xông còn cháo thì ăn. Ra mồ hôi thì khỏi (Tất Hiệu phương).
+ Trị phong tý, đau do lạnh: Ma hoàng bỏ rễ 150g, Quế tâm 60g. ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh cho ra mồ hôi là phong sẽ hết. Mỗi lần uống nên hâm nóng (Thánh Huệ Phương).
+ Trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt: Ma hoàng (bỏ đốt), uống với rượu. Ngày 2 – 3 lần thì huyết sẽ hết ra (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị lưu đờm, âm đản, mụn nhọt lâu ngày không có đầu: Ma hoàng 2g, Thục địa 40g, Bạch giới tử (sao, tán nhuyễn) 8g, Bào khương (tro) 2g, Cam thảo, Nhục quế đều 4g, Lộc giác giao 12g. Sắc uống (Dương Hòa Thang – Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập).
+ Trị tửu tra tỵ: Ma hoàng, Ma hoàng căn đều 60g, Rượu tốt 5 hồ (bình nhỏ), cho thuốc vào chưng khoảng 3 nén nhang (15 phút), phơi sương một đêm. Mỗi buổi sáng và tối uống 1 chén nhỏ (Ma Hoàng Tuyên Phế Tửu – Y Tông Kim Giám)
+ Trị phế quản viêm cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, bách bộ đều 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cát cánh, Hoàng cầm đều 12g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho gà kèm đờm nhiệt: Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Bách bộ đều 8g, Xuyên bối mẫu 4g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Ma hoàng là thuốc trị chứng thực ở phần Vệ, Quế chi trị chứng hư ở phần Vinh (Bản Kinh).
+ “Muốn phát biểu, dùng Ma hoàng mà không có Thông bạch thì không phát được” (Y Phương Tập Giải).
+ Ma hoàng tính nhẹ, thanh có thể trừ thực chứng, là vị thuốc hàng đầu để [hát tán, nhưng chỉ nên dùng lúc đang mùa đông, bệnh ở phần biểu, đúng là có hàn tà, nhưng cũng không nên dùng nhiều vì mồ hôi là dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng chảy máu cam, thậm chí vong dương, vì vậy, phải cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Ma hoàng gặp Thạch cao thì phát tán không mạnh Bản Thảo Sơ Chứng).
+ Dùng thuốc phần khí để giúp Ma hoàng thì có thể làm đổ mof hôi ở phần Vệ; Dùng thuốc phần huyết để trợ giúp cho Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần Vinh; Dùng thuốc ôn trợ lực cho dương dược thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng đọng; Dùng thuốc hàn để hỗ trợ âm dược thì có thể giải hết ôn tà, viêm nhiệt (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Dùng Ma hoàng phải bỏ rễã và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng, khi sôi, bọt nổi lên, vớt bỏ bọt đi, nếu uống phải bọt đó, làm cho người ta khó chịu, bứt rứt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, tính của nó là tẩu tán nhưng ông Chu Đan Khê vẫn thường dùng Sâm tốt để làm sứ cho nó, trị được những chứng Biểu thực mà mồ hôi không ra được. Cho uống một nước đã thấy công hiệu thì thôi ngay, không nên uống nhiều, làm cho mồ hôi ra quá hoặc có thể bị chảy máu cam, hoặc vong dương mà chết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ma hoàng hợp với Quế chi có tác dụng phát hãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương hàn thực chứng ở biểu, không ra mồ hôi, bêïnh thuộc kinh Thái dương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Hạnh nhân có tác dụng chỉ suyễn. Nếu kết hợp với Quế chi thì trị suyễn thuộc hàn; Hợp với Thạch cao thì trị suyễn thuộc Phế nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng hợp với Cam thảo, uống nguội, có thể trị thủy thủng bế tắc ở Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng cùng gĩa với Thục địa có tác dụng làm tan được hàn kết ở phần âm, có thể trị các chứng âm thư, trưng hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Ma hoàng phát hãn nhiều hoặc ít là do thay đổi liều lượng phối hợp với Quế chi. Lượng Ma hoàng dùng nhiều hơn Quế chi thì sức phát hãn mạnh hơn. Trường hợp cần dùng Ma hoàng để phát hãn mà mồ hôi không ra nhiều, có thể thay đổi tỉ lệ thích hợp giữa Ma hoàng và Quế chi: dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng bỏ đốt đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như nhung, sức phát hãn càng hòa hoãn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Các chất trong khổ qua có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tuỵ tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể.


Khổ qua (mướp đắng) được cho là một dược thiện giúp ngăn ngừa và trị tiểu đường. Sở dĩ nói như vậy là vì trong khổ qua có những thành phần giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Công năng đặc biệt: Kiện tì
Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, giải độc, dùng trong các trường hợp trúng nắng, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, khổ qua còn có tác dụng thường xuyên giúp tinh thần thư thái, an thần, giảm stress, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hoá của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hoá và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường.
Dưới nhãn quan y học hiện đại, khổ qua là thảo dược có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại gốc tự do, trẻ hoá tế bào và có tác dụng tích cực trong phòng và chống ung thư, làm hạn chế bớt tác hại của tia xạ trên bệnh nhân ung thư. Khổ qua còn góp phần to lớn trong phòng, trị các bệnh như: tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường, với cơ chế ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào và ức chế các men tổng hợp lên glucose. Các chất có trong khổ qua có tác dụng sinh học giống như insulin và kích thích tuyến tuỵ tăng cường tiết insulin theo nhu cầu của cơ thể…
Phụ nữ mang thai nên tránh
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.
Tuy khổ qua là dược thiện có nhiều công năng, tác dụng nhưng là thực phẩm có tính hàn nên những người tì, vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ấm ách, đi tả) không nên dùng. Hơn nữa, đây là một thảo dược có tính hàn nên không dùng kết hợp với huyền sâm hoặc chế phẩm có huyền sâm. Do đặc tính hoạt huyết của khổ qua nên thầy thuốc khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai bởi khổ qua đã làm xuất huyết tử cung và làm sẩy thai ở chuột thực nghiệm./.
Dược thiện từ khổ qua
Nguyên liệu gồm 150 g nấm hương, 200 g đậu ván trắng, 100 g khổ qua. Trước tiên, cho đậu ván trắng vào nấu, khi chín thì cho nấm và khổ qua vào nấu tiếp, nêm gia vị vừa ăn. Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Thích dụng cho những người tiểu đường, ăn uống không ngon miệng, gầy sút, ăn uống khó hấp thu, thường xuyên đi tiêu phân sống.
Bài thuốc này có thể ăn thường xuyên hàng ngày với cơm hoặc có thể nấu cháo ăn hàng ngày thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.

Có hai loại bí đao phổ biến là bí đao đá (vỏ dày cứng và nhẵn, quả dài và ít ruột) và bí đao phấn (vỏ có sáp trắng, quả to và nhiều ruột).


Theo đông y, bí đao không chỉ là thực phẩm dễ chế biến, mùi vị dễ ăn mà còn có nhiều tác dụng như một dược liệu. Hoa bí đao thanh nhiệt, có beta-caroten, dẫn chất acid gallic, vitamin C và kali nên có tính chống ôxy hoá, chống lão hoá. Đem hoa bí đao luộc chấm với mè đen ăn sẽ tác dụng trị táo bón, âm hư, khô cổ, khan tiếng. Trái bí đao luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch, rất tốt cho người bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch. Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp nên cũng dùng rất tốt cho người muốn giảm cân.
Bí đao nấu canh với tôm là món ăn có tính thanh nhiệt, bí đao xào trứng là món ăn bổ dưỡng tốt cho người bệnh đái tháo đường, canh cá chép nấu với bí đao và hành củ được trị phù thũng; nhiều nơi kinh nghiệm dân gian còn dùng dây bí đao giã vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang rất hiệu quả./.

Nhân dân ta từ xa xưa đã ăn và dùng trứng kiến chữa bệnh, song mãi đến ngày nay mới biết được đến tính chất khoa học của nó, do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu trong phòng thí nghiệm… và nay đã triển khai thành một sản phẩm “công nghệ cao”.


Tài liệu của Danh y Tuệ tĩnh có ghi: “Loài kiến có tác dụng chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh dục, giải độc điều trị rắn cắn”. Các nhà khoa học Viện Hóa học, thuộc Viên Khoa học Công nghệ Việt Nam và các nhà khoa học Viện Sinh dược và Công nghệ sinh học và Viện phân tích sinh học của CHLB Đức, đã hợp tác nghiên cứu trứng kiến gai đen.
Trứng loài kiến gai đen giàu giá trị dinh dưỡng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trứng kiến gai đen có chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng các vitamin A, D,E, B1, B2, B12. Giá trị dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, riêng chất đạm chiếm tới 42 – 67%, bao gồm 17 axit amin trong đó 8 axit xmin không thay thế được. Đặc biệt trong trứng kiến còn có Trytophan là một axit amin thiết yếu của cơ thể con người, thành phần để tổng hợp protein đồng thời là chất trung gian truyền dẫn các tín hiệu thần kinh trung ương. Chính chất này làm nên những “điều kỳ diệu” cho những sản phẩm đi từ trứng kiến gai đen.
Với thành phần nêu trên có thể hiểu được tác dụng bổ dưỡng và điều trị của trứng kiến.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Thái, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương cho hay: “Trứng kiến dùng để bổ khí lực rất tốt. Một số nước dùng để bổ trợ điều trị chứng suy giảm sinh dục nam giới”.
Nghiên cứu đã chỉ ra chất histidin là tiền chất của histamine, chất cực kỳ quan trọng đối với tuyến tiền liệt, làm tăng hooc môn sinh dục nam.
Còn theo tiến sĩ Dương Ngọc Tú, phó Trưởng phòng sinh dược Viện hóa, từ xưa y học đã sử dụng trứng kiến gai đen làm thuốc. Ngoài ra, loại trứng này còn được sử dụng làm thực phẩm cung cấp đạm và chất dinh dưỡng cho con người.
Có thể kể ra tác dụng của các axit amin có trong trứng kiến gai đen như sau: Acginin là chất giúp quá trình sản xuất insulin, chuyển hóa lipit trong gan, nâng cao hệ thống miễn dịch có khả năng kích thích tuyến ức và làm tăng hoạt động của tế bào limpho T trong hệ miễn dịch, nên nó chống lại vi rút, vi khuẩn, trung hòa amoniac giúp quá trình giai độc nhanh.
Prolin làm chắc khớp, dây chằng, mô liên kết và sụn, Threonin ngăn chặn sự mỡ hóa gan, là nguồn năng lượng cho mô cơ, não bộ và hệ thống thần kinh trung ương, giúp sản xuất kháng thể để tạo cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt…
Thấy được tính chất của trứng kiến đen quý đến như vậy, các nhà nghiên cứu Viện Hóa học mới thấy cái sâu sắc của Y học cổ truyền và biết hướng đi của mình là chọn đúng. Họ đi sâu và việc tách tinh chất từ trứng kiến để tăng giá trị sử dụng trong y học.
Năm 2006, hai sản phẩm đầu tiên ra đời, đó là cao trứng kiến và rượu trứng kiến.
Cao trứng kiến làm thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ em và người mới ốm dậy cần phục hồi sức khỏe, cũng như cung cấp cho các vận động viên trong luyện tập, thi đấu. Rượu trứng kiến R.T.K dùng cho người cao tuổi để phòng tránh những bệnh đặc trưng của người già, như hay quên, gân cốt yếu,… Công nghệ xử lý và chế biến được xác lập.
Trong những năng 2006 – 2008, đề tài được mở rộng với sự tham gia của Hội Hóa học và tiếp tục hợp tác với CHLB Đức. Các nhà khoa học đã cải tiến công nghệ thủy phân trứng kiến để tách các axit amin từ phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, môi trường axit thành phương pháp dùng enzim nên đã tránh được sự phân hủy và giữ được gần như nguyên vẹn các axit amin rất quý này.
Nhờ đó đã điều chế được một sản phẩm mới dưới dạng bột mang tên BROCUMARA T-K. Sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện và đã được Bộ Y tế cấp giấy phép.
Tuy nhiên bước chuyển biến lớn nhất chỉ xảy ra khi Viện Hóa học thành lập Công ty cổ phần công nghệ cao Việt Đức để triển khai đề tài vào sản xuất quy mô lớn. Công ty đã xác định quy trình công nghệ, đầu tư đồng bộ thiết bị chuyên dụng hiện đại và cơ sở hạ tầng, ổn định nguồn nguyên liệu để tổ chức sản xuất thử nghiệm TRYTOKC ra đời, dưới dạng viên nang từ một công nghệ tiên tiến và chất lượng đảm bảo. Đó là một thực phẩm chức năng cao cấp có nhiều công dụng trong việc duy trì và hỗ trợ sức khỏe như giảm stess, hỗ trợ thần kinh và trí nhớ, bổ dương, dưỡng âm, chống lão hóa, tăng cường thể lực…
Như vậy, TRYTOKC là một trong không nhiều đề tài nghiên cứu đã vượt được những bức tường của phòng nghiên cứu cơ bản, để trở thành một sản phẩm mà xã hội có nhu cầu, mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Trầm hương


I. “Ngậm ngải tìm trầm” đó là câu nói của người xưa để miêu tả sự gian lao, khắc ngiệt của những người thợ rừng trên đường đi tìm trầm hương. Trầm hương là do cây dó bầu sinh ra, sự hình thành trầm hương của các cây dó cũng rất đặc biệt. Dân gian truyền rằng, hương trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên thân cây, lâu ngày, cây thấm hương trời biến thành trầm hương. Khi cây bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh.


Đó là nói theo dân gian. Còn theo khoa học thì sao?
Khoa học đã khẳng định, như trong dân gian nhận thức, trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Những cây dó có thể sống lâu và phát triển to lớn thành cổ thụ. Chỉ có dó bầu mới cho trầm tốt và kỳ nam.
Vì những giá trị dược liệu quý hiếm, nên kỳ nam thường rất đắt. Do vậy, để đánh giá các hạng kỳ nam khác nhau, dân gian đã đúc kết thanh kinh nghiệm: “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Còn trầm thì được phân thành 4 loại: trầm mắt kiến có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ do rễ cây sinh ra; trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây và cuối cùng là trầm tốc ở trên thân cây (loại trầm có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị trường). Ngoài ra, người ta con có thể phân biệt kỳ tốt hay kỳ xấu bằng những cảm nhận sau: loại nào nhuyễn mịn và có nhiều chất dầu là tốt nhất, còn loại nào rắn chắc là xấu.
II. Ngày Tết ngoài nhang thẻ, nhang bó, nhang vòng, những nhà khá giả còn thắp trầm hương.
Trầm hương là khí anh tú tụ vào cây gió sống lâu năm nơi non cao rừng rậm.
Khí anh tú kết tinh trong cây gió, gọi chung là trầm hương nhưng sự thật có hai thứ là Trầm và Kỳ.
Trầm tức là trầm hương, kỳ tức là kỳ nam. kỳ nam là thứ trầm có nhiều dầu, còn trầm là thứ kỳ có ít dầu. Trong những cây gió có trầm thỉnh thoảng vẫn có kỳ, và trong những cây gió có kỳ thì trầm luôn luôn bao chung quanh hoặc ở bên cạnh. Thường thường kỳ ít có, và khi có cũng có ít hơn trầm.
Kỳ và trầm phân biệt nhau ở hình chất và khí vị.
- Trầm chất cứng và nặng, màu hơi vàng, vị đắng. Kỳ nhẹ và mềm, màu đen, vị lại đủ cay chua ngọt đắng.
- Trầm mùi ngát, kỳ mùi thanh. Khói trầm bay vòng quanh rồi tan ra, khói kỳ bay thẳng và bay vút.
Ðược tánh đôi bên cũng có chỗ khác nhau.
- Trầm dùng giáng khí, tức là đem khí hạ xuống.
- Kỳ dùng trị các chứng phong đàm, mài với nước mà uống, hay đốt xông vào lỗ mũi. Trị các chứng đau bụng cũng rất hay, chỉ ngậm trong miệng cho tiêu rồi nuốt. Nhiều khi hiệu nghiệm như thần. Trầm và kỳ còn đuổi được tà khí độc, khí ô uế. Trầm thì đốt lên, kỳ chỉ đeo vào mình cũng đủ.
- Kỳ có 4 thứ: Giá trị phân định rõ ràng trong câu ngạn ngữ “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”.
- Bạch kỳ nam sắc trắng, chất mềm và rất nhiều dầu.
- Thanh kỳ nam, màu hơi xanh, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng.
- Huỳnh kỳ nam, màu vàng như sáp ong, chất cứng và nặng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ.
- Hắc kỳ nam, mùa đen chất cứng. Nhưng chỗ nhiều dầu lại mềm như bạch kỳ nam. Kỳ nam thường dùng làm thuốc, giá rất đắt.
Trầm chia làm 4 loại:
- Trầm mắt kiến, có lổ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm.
- Trầm rễ do rễ cây sanh ra.
- Trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây.
- Trầm tốc ở nơi thân cây.
Trầm tốc có nhiều nhất và trên thị trường chia ra làm nhiều thứ giá bán khác nhau.
- Tốc hoa màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa.
- Tốc nước, màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng.
- Tốc xám, màu xam xám như tro.
- Tốc lọ nghẹ, màu đen đen như bồ hóng.
- Tốc đá, nặng và trông hình sắc như đá.
- Tốc ớt, sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm.
- Tốc hương, sắc vàng lợt, hương đượm, thường bao chung quanh kỳ nam, cho nên có nhiều điểm, nhiều gân kỳ nam lẫn vào. Nếu dầu nhiều thêm thì tốc ký trở thành kỳ.
Trầm là lâm sản quý nhất ở Khánh Hòa. Ðối với Trầm Khánh Hòa lại có một thứ hải sản cũng quý như trầm đó là yến sào. Hai thứ sản vật quý giá này thường đi đối với nhau.
Chẳng những đi đôi với nhau, trầm hương và yến sào lại quấn quýt với nhau tạo cho người Khánh Hòa một tinh thần thanh cao, một tấm lòng chung thủy.
Có dịp sẽ nói kỹ về yến sào. Ở Khánh Hòa dù là nơi sản xuất nhiều yến sào nhưng ít nhà dùng yến sào để ăn Tết. Còn trầm hương thì không nhà nào, lúc giao thừa hay sáng mùng một mà không có một lư trầm tỏa hương nơi bàn thờ Tổ Tiên, nơi bàn thờ Phật Thánh.
Cho nên các cụ ngày xưa thường bảo con cháu:
Xuân về thắm đủ trăm hoa
Mùi trầm hương thiếu vẫn là chưa xuân.

Bách bộ

Bách bộ còn gọi là củ ba mươi, dây dẹt ác, mằn sòi (Tày), mùi sấy dòi (Dao), hơ linh (Ba na). Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour. Bách bộ là cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ ở dưới đất, đã phơi hay sấy khô. Theo Đông y, bách bộ vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Vào kinh phế, có tác dụng nhuận phổi, chữa ho; ngoài ra, có tác dụng tẩy giun, trừ sâu bọ, chấy rận. Liều dùng: 8 – 20g.


Một số cách dùng bách bộ làm thuốc:
Nhuận phổi, chữa ho: Dùng cho lao phổi, ho lâu ngày, sốt hâm hấp buổi chiều, viêm phế quản, ho gà.
- Bách bộ tươi 1kg, bỏ vỏ, bỏ lõi, giã nát, vắt lấy nước cốt, bỏ bã, thêm mật vào thắng để cô thành cao. Mỗi lần uống 1 muỗng, ngày uống 3 lần. Chữa chứng ho lâu năm.
- Bách bộ 40g, thiên môn 40g, mạch môn 40g, bạch mai 3 quả, tang bạch bì 20g. Dùng một chén nước cốt gừng tươi, hòa với mật ong, luyện làm viên bằng hạt nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên. Chữa ho lâu năm, phiền nhiệt dần thành ho lao.
- Bách bộ 16g, kinh giới 12g, bạch tiền 12g, cát cánh 12g. Sắc uống. Chữa cảm mạo gây ho, ngứa họng, có ít đờm.
- Bách bộ 16g, hoàng cầm 12g, đan sâm 12g, đào nhân 12g. Sắc uống ngày một thang, uống liền trong 2 – 3 tháng. Chữa lao phổi. Có thể dùng bách bộ 12g, sắc lấy nước, thêm bột bạch cập 12g, uống.
- Bách bộ 1.000g, sa sâm 1.000g, sắc với 5.000ml nước, bỏ bã, cô đặc thêm 1.000g mật ong, cô nhỏ lửa thành cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần. Chữa ho do lao phổi và ho do phổi nóng (phế nhiệt).
- Bách bộ 20g, ma hoàng 8g, tỏi 1 củ, rễ cây bông 3 cái. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính sinh ho, hen suyễn.
Tẩy giun, trừ chấy rận, chữa ngứa:
- Bách bộ, binh lang, sử quân tử, liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột, hòa với dầu bôi chung quanh hậu môn. Trị giun kim.
- Bách bộ 63g sắc lấy nước, cô còn 20ml nước đặc thụt rửa vào buổi chiều. Làm liền 2 – 3 tối.
- Bách bộ 200g, rượu cao độ 1.000ml ngâm trong 24 giờ, lấy dung dịch rượu bôi vào chỗ bị chấy rận.
- Bách bộ giã nát, xoa vào chỗ mẩn ngứa, muỗi đốt, viêm da, sâu bọ đốt.
- Bách bộ 20g, khổ sâm 12g, bằng sa 8g, hùng hoàng 8g. Sắc đặc, bôi rửa chỗ bị phát ban.
Diệt côn trùng: Nước sắc bách bộ, thêm ít đường mật để diệt ruồi. Dung dịch 1/20 làm chết hết bọ gậy. Rắc bột bách bộ vào hố phân sẽ giết chết dòi bọ.
Kiêng kỵ: Bách bộ dễ hại dạ dày, dễ gây tiêu chảy nên người yếu dạ, hay tiêu chảy không được uống. Không dùng cho người tỳ vị dương hư. Bách bộ ở liều cao dễ ức chế trung tâm hô hấp, có thể gây tử vong.

Cây Ý dĩ


Ý dĩ, là nhân quả cây Ý dĩ. Để có ý dĩ làm thuốc, người ta thu hoạch quả chín, phơi khô, xay xát, sàng sẩy lấy nhân hạt. Có thể dùng sống (để trừ thấp), hoặc sao hơi vàng hoặc sao vàng (để kiện tỳ). Ý dĩ, chứa nhiều chất bổ như: tinh bột, protein, lipid, các acid amin…


Theo YHCT, ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn. Quy vào các kinh tỳ, vị, can, phế, đại tràng. Có  công năng lợi thủy, kiện tỳ hóa thấp, trừ phong thấp, thanh nhiệt độc, trừ mủ, thư cân, giải kinh, giải độc. Do đó, vị thuốc được vận dụng trong YHCT để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau:
Trị tiểu đường: Ý dĩ, rễ cỏ tranh, trạch tả, mỗi vị 30g. Sắc uống. Dùng hằng ngày hoặc ý dĩ, sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, mỗi vị 12g, liên tâm 8g,  thạch cao 20g . Nếu khát nhiều thêm tang bạch bì, thiên hoa phấn, mỗi vị 8g, nếu tiểu nhiều thêm kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 8g. Ngày 1 thang, dưới dạng thuốc sắc. Dùng nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Tăng tiết sữa, và làm tốt sữa của phụ nữ sau sinh:
Ý dĩ sống 50g, móng giò lợn 1 cái, hầm nhừ. Ăn ngày một lần. Một tuần ăn 2-3 lần.
Trị phù thũng, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra cặn sỏi, tiểu buốt, rắt: dùng ý dĩ sống, ngày  20-50g, nấu dưới dạng cháo loãng ăn; có thể dùng lá hoặc rễ ý dĩ, mỗi ngày 20-40g dưới dạng thuốc sắc, có thể thêm râu ngô, mã đề (bông, cả cây), đồng lượng 20-40g, sắc uống, ngày 1 thang. Hoặc ý dĩ, đậu đỏ, đông qua bì (vỏ quả bí đao), mỗi vị 30g, hoàng kỳ, phục linh, mỗi vị 15g. Sắc uống, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.
Trị ho: Ý dĩ 12g, trần bì, chỉ xác , hạnh nhân, tô ngạnh, bạch truật, sinh khương, mỗi vị 4g, bán hạ (chế) 6g, phục linh 8g. Sắc uống, ngày một thang, uống sau bữa ăn 1-1giờ rưỡi.
Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém, tiêu chảy, rất tốt cho trẻ em gầy còm, chậm lớn: Ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn, mỗi vị 40g, sơn tra, sử quân tử (bỏ vỏ lụa), liên nhục, mỗi vị 30g, thần khúc 16g, đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng. Tán bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12-16g, uống với nước ấm. Trẻ em tùy tuổi, giảm lượng.
Trị phong thấp, đau nhức: Ý dĩ phối hợp với các vị thuốc trừ thấp như uy linh tiên, mộc thông, tang ký sinh, đau xương, thổ phục linh, ngũ gia bì, đồng lượng 10-12g. Sắc uống, ngày một thang. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Thanh nhiệt độc, trừ mủ: Dùng cho những trường hợp  mặt nhiều trứng cá bọc, có mủ, gây đau nhức; Ý dĩ nấu cháo ăn, hoặc phối hợp với bồ công anh, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, đồng lượng 10-16g. Sắc uống, ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Design by Hao Tran -