Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi
và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm
khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang
được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần,
viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 – 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính
kéo dài ít nhất 8 – 12 tuần bất chấp việc điều trị. Trong khi nhiễm
trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp
tính thì viêm mũi dị ứng và không dị ứng là các nguyên nhân chủ yếu gây
ra viêm mũi xoang bán cấp và mạn tính.
Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.
Trong viêm mũi xoang mạn tính, nhiễm khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, nhưng không rõ rệt như trong viêm mũi xoang cấp tính. 4 triệu chứng chủ yếu của viêm mũi xoang mạn tính là:
- Chảy nước mũi đục ở mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai.
- Nghẹt hoặc tắc mũi.
- Đau tức, sưng nề vùng mặt, đau đầu.
- Mất khả năng ngửi.
Để chẩn đoán bệnh cần sự xuất hiện của ít nhất 2 trong 4 triệu chứng kể trên. Đau căng tức vùng mặt và đau đầu là triệu chứng rất hay gặp, thường được mô tả là tình trạng đau âm ỉ ở vùng má trên, giữa 2 mắt hoặc trán. Chảy mũi trong viêm mũi xoang mạn tính thường là nước mũi trắng đục hoặc vàng nhạt, mặc dù nước mũi vàng đậm, xanh hoặc nâu cũng có thể gặp. Khứu giác có thể bị giảm sút một phần hoặc hoàn toàn và thường có liên quan với tình trạng dày niêm mạc hoặc mờ đục của xoang sàng trước. Đôi khi, tình trạng mất ngửi gây ra do thoái hóa dây thần kinh khứu giác.
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin – clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30 – 60mg uống 2 – 4 lần mỗi ngày, lưu ý không dùng quá 5 – 7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Kế hoạch điều trị tương tự như với viêm mũi xoang cấp tính, ngoại
trừ việc phải dùng kháng sinh trong một thời gian lâu hơn (3 – 6 tuần)
và sử dụng kéo dài các thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như
fluticasone propionate, budesonide, mometasone hoặc beclomethasone. Nên
dùng sớm các kháng sinh phổ rộng như cefuroxime, clarithromycin,
levofloxacin hoặc azithromycin ngay từ đầu thay vì lựa chọn amoxicillin
như trong viêm mũi xoang cấp. Trong những trường hợp không đáp ứng với
các kháng sinh kể trên mà bệnh nhân thở hơi thở có mùi hôi cần nghĩ
đến nguyên nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí và nên phối hợp thêm các
kháng sinh có tác dụng với loại vi khuẩn này như metronidazole hoặc
clindamycin. Viêm mũi xoang do nấm thường đòi hỏi điều trị bằng phẫu
thuật kết hợp với dùng thuốc chống nấm. Các thuốc như montelukast,
zifirlukast, zileuton cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân viêm
mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc nhạy cảm với aspirin. Phẫu thuật
xoang thường được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nội
khoa một cách triệt để sau ít nhất 4 – 6 tháng. Phương pháp thường sử
dụng là mở rộng lỗ xoang hàm và xoang sàng, cắt bỏ polyp mũi. Bệnh nhân
cần được rửa mũi tích cực và tiếp tục sử dụng corticosteroid xịt mũi
sau phẫu thuật. Cần lưu ý là những bệnh nhân có polyp mũi thường có xu
hướng tái phát polyp sau phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất “bướng bỉnh” cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.
Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.
Trong viêm mũi xoang mạn tính, nhiễm khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, nhưng không rõ rệt như trong viêm mũi xoang cấp tính. 4 triệu chứng chủ yếu của viêm mũi xoang mạn tính là:
- Chảy nước mũi đục ở mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai.
- Nghẹt hoặc tắc mũi.
- Đau tức, sưng nề vùng mặt, đau đầu.
- Mất khả năng ngửi.
Để chẩn đoán bệnh cần sự xuất hiện của ít nhất 2 trong 4 triệu chứng kể trên. Đau căng tức vùng mặt và đau đầu là triệu chứng rất hay gặp, thường được mô tả là tình trạng đau âm ỉ ở vùng má trên, giữa 2 mắt hoặc trán. Chảy mũi trong viêm mũi xoang mạn tính thường là nước mũi trắng đục hoặc vàng nhạt, mặc dù nước mũi vàng đậm, xanh hoặc nâu cũng có thể gặp. Khứu giác có thể bị giảm sút một phần hoặc hoàn toàn và thường có liên quan với tình trạng dày niêm mạc hoặc mờ đục của xoang sàng trước. Đôi khi, tình trạng mất ngửi gây ra do thoái hóa dây thần kinh khứu giác.
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin – clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30 – 60mg uống 2 – 4 lần mỗi ngày, lưu ý không dùng quá 5 – 7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính
|
Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất “bướng bỉnh” cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.