Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh năm 2013. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh năm 2013. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Chủ tịch Công ty dược phẩm Labiofam của Cuba, ông Jose Antonio Fraga thông báo: Các nhà khoa học của công ty này đã bào chế thành công một loại thuốc chữa ung thư mang tên “Ecoazul”, với thành phần chủ yếu được chiết xuất từ nọc độc của loài bọ cạp xanh, có tên khoa học là Rhopalurus junceus.


Theo ông Fraga, quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng của sản phẩm “Ecoazul” tại các nước như Cuba, Venezuela, Italia, Tây Ban Nha và Pháp đã đem lại kết quả rất khả quan. Sau đó, quá trình thử nghiệm lâm sàng trên 8.000 bệnh nhân cũng cho kết quả tốt.
Nọc của bọ cạp xanh có tính kháng tế bào ung thư và kháng viêm rất cao. Trong năm qua, hàng nghìn bệnh nhân từ nhiều nước trên thế giới đã tới Cuba để được điều trị thử nghiệm “Ecoazul” miễn phí. “Ecoazul” là thuốc uống và trong quá trình thử nghiệm chưa có bất kỳ chống chỉ định nào.
Công ty Labiofam hiện đang xúc tiến các thủ tục đăng ký bản quyền để có thể bán và xuất khẩu sản phẩm “Ecoazul” . Cơ quan kiểm soát dược phẩm của Cuba cũng đã cấp giấy phép lưu hành cho thuốc “Ecoazul”.
Với thành công của sản phẩm “Ecoazul”, công ty Labiofam hiện đã mở rộng các trại nuôi bọ cạp xanh trên khắp đất nước Cuba để tăng sản lượng “Ecoazul”, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của các bệnh nhân ung thư.
Theo Bee

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013



Sự kiện: Bệnh dạ dày
Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.
Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!
Xem lại chế độ ăn
Đó là việc đầu tiên giúp một người xác định được chính xác món thực phẩm nào gây đau dạ dày. Nếu chú ý đến từng loại thực phẩm, thời gian bao lâu thì cảm thấy khó chịu thì sẽ có thể nhanh chóng xác định được “thủ phạm” gây đau dạ dày và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Người bị đau dạ dày nên tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm thành phần chính là sữa, tránh trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine - rượu.

Ăn các thực phẩm nhạt
Thường là khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Vấn đề là nếu dạ dày của bạn trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên. Khi đó, tốt nhất là ăn chút gì đó, ăn những thức ăn nhạt và đơn giản như cơm, bánh mì nướng, táo hoặc bánh quy giòn. Nếu không ăn được nhiều, thỉnh thoảng lại nhấm nháp, suốt cả ngày như vậy. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.
Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày - 2
Khi bị rối loạn dạ dày, tốt nhất là có chế độ ăn nhẹ và nhạt.(Ảnh minh họa)
Tránh mất nước
Mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, tốt nhất là nhâm nhi chất lỏng khoảng 15 phút một lần. Uống ít nước có thể không làm dịu được cơn khát nhưng nó sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.
Dự trữ gừng
Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày - 3
Từ lâu gừng được cho là giúp giảm đau và rối loạn dạ dày. (Ảnh minh họa)
Vì gừng có tác dụng chống viêm nên có thể giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột. Gừng trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn hiệu quả. Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu khó chịu.
Trà thảo dược
Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề dạ dày. Các loại trà thảo dược phổ biến có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày bao gồm: Trà bạc hà (cho một số nhánh của bạc hà tươi vào tách nước sôi); Trà cỏ xạ hương (ngâm cỏ xạ hương khô trong nước sôi khoảng 10 phút); Trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.
Chườm nóng
Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng.  Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.
Uống thuốc kháng axit
Khi dùng thuốc, nó bắt đầu làm việc ngay lập tức để trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng… Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 – 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 – 12 tuần bất chấp việc điều trị. Trong khi nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính thì viêm mũi dị ứng và không dị ứng là các nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi xoang bán cấp và mạn tính.
Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.
Trong viêm mũi xoang mạn tính, nhiễm khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, nhưng không rõ rệt như trong viêm mũi xoang cấp tính. 4 triệu chứng chủ yếu của viêm mũi xoang mạn tính là:
- Chảy nước mũi đục ở mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai.
- Nghẹt hoặc tắc mũi.
- Đau tức, sưng nề vùng mặt, đau đầu.
-  Mất khả năng ngửi.
Để chẩn đoán bệnh cần sự xuất hiện của ít nhất 2 trong 4 triệu chứng kể trên. Đau căng tức vùng mặt và đau đầu là triệu chứng rất hay gặp, thường được mô tả là tình trạng đau âm ỉ ở vùng má trên, giữa 2 mắt hoặc trán. Chảy mũi trong viêm mũi xoang mạn tính thường là nước mũi trắng đục hoặc vàng nhạt, mặc dù nước mũi vàng đậm, xanh hoặc nâu cũng có thể gặp. Khứu giác có thể bị giảm sút một phần hoặc hoàn toàn và thường có liên quan với tình trạng dày niêm mạc hoặc mờ đục của xoang sàng trước. Đôi khi, tình trạng mất ngửi gây ra do thoái hóa dây thần kinh khứu giác.

Vị trí viêm xoang.
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin – clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30 – 60mg uống 2 – 4 lần mỗi ngày, lưu ý không dùng quá 5 – 7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Kế hoạch điều trị tương tự như với viêm mũi xoang cấp tính, ngoại trừ việc phải dùng kháng sinh trong một thời gian lâu hơn (3 – 6 tuần) và sử dụng kéo dài các thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone propionate, budesonide, mometasone hoặc beclomethasone. Nên dùng sớm các kháng sinh phổ rộng như cefuroxime, clarithromycin, levofloxacin hoặc azithromycin ngay từ đầu thay vì lựa chọn amoxicillin như trong viêm mũi xoang cấp. Trong những trường hợp không đáp ứng với các kháng sinh kể trên mà bệnh nhân thở hơi thở có mùi hôi cần nghĩ đến nguyên nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí và nên phối hợp thêm các kháng sinh có tác dụng với loại vi khuẩn này như metronidazole hoặc clindamycin. Viêm mũi xoang do nấm thường đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc chống nấm. Các thuốc như montelukast, zifirlukast, zileuton cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc nhạy cảm với aspirin. Phẫu thuật xoang thường được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa một cách triệt để sau ít nhất 4 – 6 tháng. Phương pháp thường sử dụng là mở rộng lỗ xoang hàm và xoang sàng, cắt bỏ polyp mũi. Bệnh nhân cần được rửa mũi tích cực và tiếp tục sử dụng corticosteroid xịt mũi sau phẫu thuật. Cần lưu ý là những bệnh nhân có polyp mũi thường có xu hướng tái phát polyp sau phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất “bướng bỉnh” cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.
Ông Tuân bị đau sưng đầu gối trái, đi khám bác sĩ nói ông bị viêm khớp dạng thấp nên kê đơn thuốc diclofenac 50mg x 2 viên/ngày, chia 2 lần uống sau khi ăn no. Ngoài ra, bác sĩ còn cho ông uống một số loại vitamin uống trong 10 ngày, sau đó khám lại.
Uống thuốc 3 ngày, ông thấy các khớp đỡ sưng đau nên mừng lắm. Nhưng đỡ được cái chân, ông lại thấy đau cái bụng. Phía dưới ức, vùng thượng vị của ông cứ đau âm ỉ, ông còn bị ợ hơi, ợ chua liên tục. Ông thấy khó chịu, nhưng vì mới đi bệnh viện về nên ông ngại đi khám, nguyên cái chuyện xếp hàng cũng đã thấy mệt mỏi rồi. Thế nên, ông định bụng uống hết thuốc chữa khớp rồi đến hôm đi tái khám thì sẽ khám cái bụng một thể. Nhưng càng ngày bụng ông càng đau, ông thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt và đi ngoài phân đen. Đến lúc ông mệt xỉu thì mới chịu để vợ con đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán ông bị xuất huyết tiêu hoá sau dùng thuốc chống viêm non steroide. Soi dạ dày cấp cứu phát hiện thấy một ổ loét ở hành tá tràng đang chảy máu. Thì ra, trước đây ông đã nhiều lần bị đau vùng thượng vị, thế mà khi đi khám bệnh, ông không nói với bác sĩ…
Bác sĩ giải thích: Khi dùng các thuốc chống viêm giảm đau nhóm non steroide, một biến chứng rất dễ xảy ra đó là chảy máu đường tiêu hoá; đặc biệt ở các bệnh nhân có tiền sử bị loét dạ dày – tá tràng. Do đó, trước khi sử dụng các thuốc thuộc nhóm này (như các thuốc diclofenac – biệt dược voltarel; profenide; tilcotil…) bác sĩ cần phải hỏi kỹ về tiền sử bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh nhân cũng cần kể cho bác sĩ biết những bệnh trước đây mình từng mắc. Khi dùng các thuốc nhóm này, nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau vùng thượng vị, cần ngưng ngay việc sử dụng thuốc và đi khám ngay để phòng biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
Cột sống có 33 đốt sống: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Tủy sống bắt đầu ở trên tại ngay lỗ lớn xương chẩm nơi tiếp cận với hành não và tận cùng ở dưới ngang mức bờ dưới đốt sống thắt lưng thứ nhất. Trên dọc chiều dài của tủy được gắn với 31 đôi dây thần kinh sống, mỗi dây được gắn với tủy sống qua một rễ trước (rễ vận động) và một rễ sau (rễ cảm giác).
Rối loạn cổ có rất nhiều nguyên nhân như gai xương, thoát vị đĩa đệm, chèn ép tăng động cột sống… do mang vật nặng, ngồi lâu trước máy (lái xe, xem tivi, vi tính), làm việc với thiết bị rung mạnh, kể cả hút thuốc… đột nhiên thấy cứng và đau cổ, có thể một bên hoặc hai bên, đối xứng hoặc không, có thể đau lan ra tay, mặt có thể lệch về một bên. Người bệnh khó thay đổi tư thế cổ vì đau, muốn nhìn về phía nào đó phải quay cả người…

 Thoái hóa đốt sống cổ.
Chữa trị như thế nào?
Cẩn thận đi khám, nếu không có vấn đề gì “ghê gớm” mà chỉ là vẹo cổ đơn thuần có thể dùng các thuốc sau đây.
Thuốc giảm đau: Có nhiều loại như paracetamol hoặc paracetamol + codein như efferalgan codein hoặc có thể dùng các thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau không steroid (AINS) như aspirin, ibuprofen hoặc thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celevoxil hoặc dẫn chất tổng hợp oxicam như piroxicam. Đau nặng có thể dùng thuốc phối hợp paracetamol AINS như alaxan (ibuprofen và paracetamol).
Kết hợp với thuốc mephenesin (biệt dược: decontractyl, decoztyl, decotatyl, decozactyl… có tác dụng thư giãn cơ, trấn tĩnh nhẹ. Dùng hỗ trợ điều trị các co thắt gây đau, thoái hóa đốt sống, vẹo cổ, rối loạn tư thế cột sống, đau lưng – thắt lưng và các tình trạng co thắt khác.
Chống chỉ định: Mẫn cảm thuốc, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc cho người mang thai, người nuôi con bú. Không uống rượu khi dùng thuốc, dùng liều cao thuốc gây buồn ngủ, thuốc có thể gây phản ứng da, hiếm gây sốc phản vệ. Thuốc bôi: tránh bôi vào vết thương hở, nhiễm khuẩn, niêm mạc.
Hoặc kết hợp với tolperison (bd: efelysone, miorelax, mydocalm, tomeron…).
Thuốc có tác dụng thư giãn cơ vân và giãn mạch, tác dụng trên thần kinh trung ương, ức chế quá trình phản xạ gây đau được dùng cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan đến hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai, thắt lưng, liệt cứng liên quan đến bệnh mạch máu não – tủy, thoái hóa đốt sống, di chứng phẫu thuật, chấn thương, xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa não – tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh não tủy khác.
Chống chỉ định: Nhạy cảm quá mẫn với thuốc, nhược cơ năng, mang thai. Người nuôi con bú, thuốc tiêm với trẻ em.
Lưu ý: Có thể bị nhược cơ, nhức đầu, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa ban, mày đay, phù thần kinh mặt, khó thở. Có thể tăng GOT, GPT, protein niệu, tê đầu chi, co cứng hoặc run chi, chóng mặt, bừng mặt, đổ mồ hôi… Hiếm sốc phản vệ.
Cũng có thể dùng thay thế bởi methocarbamol hoặc eperison (chất tương quan hóa học).
Tập luyện: Tùy mức độ đau, vẹo cổ, luyện tập cho vừa phải. Nằm giường hoặc đệm cứng, không gối đầu cao, luyện tập đầu, cổ là chính, nhẹ nhàng quay, cúi, ngẩng nghiêng sang trái – phải. Làm việc trước máy cần có chế độ nghỉ ngơi và tập nhẹ.
Bệnh lý cổ có thể bán cấp do thoái hóa cột sống dần dà kết hợp với chấn thương nhẹ hoặc lao động quá mức gây ra, dùng thuốc (một loại giảm đau và kết hợp một loại giãn cơ) và tập luyện, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng, hiếm tiến triển thành bệnh lý tủy. Tuy nhiên đa số người không chữa trị và luyện tập đều đặn, đến nơi đến chốn có thể có triệu chứng dai dẳng. Trường hợp bệnh lý rễ nặng, giảm chức năng vận động cần phải được phẫu thuật.
Hiện nay, thuốc giảm đau được quảng cáo khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đáng nói là khi quảng cáo, người ta không đề cập đến những tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này. Vì vậy, đã có rất nhiều người bị những phản ứng có hại của thuốc, trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu, thậm chí thủng dạ dày do thuốc chống viêm không steroid.
Một số thuốc giảm đau nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa
Ibuprofen: Có trong thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau như alaxan, antidol và thường được kết hợp với paracetamol (thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt) có thể giảm cơn đau nhanh chóng do ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin. Tuy nhiên, cần chú ý đến tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Hay gặp nhất là tác dụng phụ về đường tiêu hóa. Có tới 5 – 15% người bệnh dùng ibuprofen gặp hiện tượng: trướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn là loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, ruột… Để tránh những rối loạn về tiêu hóa, nên uống thuốc vào lúc no và uống với một cốc nước (khoảng 200-250ml). Cần đặc biệt chú ý đây là loại thuốc thường dùng để điều trị đau cấp tính, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn mà không nên kéo dài. Không nên tự ý dùng thuốc này nếu không có chỉ định.  Nếu bị khó chịu ở dạ dày, nên uống thuốc cùng với thức ăn hoặc ngay sau ăn.
Aspirin: Đây là thuốc hay dùng nhất trong nhóm dẫn xuất của acid salicylic. Ngoài tác dụng hạ sốt và giảm đau, chống viêm còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, vì vậy thuốc làm giảm quá trình đông máu. Aspirin có tác dụng giảm đau tốt nên được nhiều người tín nhiệm để uống khi bị sốt cao, nhức đầu, đau răng, đau mình mẩy, thấp khớp cấp và mạn. Tuy nhiên, đây cũng là thuốc nguy cơ rất cao gây viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Lạm dụng thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày rất nguy hiểm. Thuốc hiện nay hay dùng là dạng aspirin pH8 (viên bao tan ở ruột) để giảm tác dụng kích ứng ở dạ dày. Cần chú ý các dạng thuốc phối hợp như viên APC, Asca, aspirin sủi bọt, thuốc tiêm aspegic vẫn có phản ứng có hại gây viêm loét đường tiêu hóa nên cần phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị để tránh các phản ứng có hại của thuốc (ADR) nguy hiểm.

 Xuất huyết và thủng dạ dày do thuốc.
Indomethacin:
Hay dùng để điều trị đau lưng, viêm dây thần kinh, viêm xương khớp, hư khớp, thấp khớp mạn tính do có tác dụng chống viêm, giảm đau tốt. Người cao tuổi bị bệnh mạn tính về khớp hay được kê đơn nên cũng dễ bị các phản ứng có hại do dùng thuốc kéo dài không đúng cách. ADR nguy hiểm nhất của thuốc này là gây viêm loét dạ dày – tá tràng, ruột, rối loạn đông máu.
Diclofenac (voltaren, diclofen): Là thuốc giảm đau, chống viêm dung nạp tốt nên hay dùng trong các chứng thấp khớp, thoái hóa và viêm hư khớp, thoái hóa cột sống, viêm nhiều khớp, đau lưng, đau thần kinh hông. Đây cũng là một trong những thuốc gây loét dạ dày – ruột – tá tràng khá nguy hiểm do nhiều người lạm dụng trong điều trị đau.
Các dẫn xuất của nhóm oxicam: Thường dùng là meloxicam (mobic, M-cam, camrox); pirocicam (fendene); tenocicam (ticoltil) hiện nay cũng thường được dùng trong điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm cột sống cứng khớp. Tuy phản ứng có hại gây loét và xuất huyết đường tiêu hoá ít gặp hơn nhưng vẫn là nhóm thuốc có nguy cơ cao gây chảy máu đường tiêu hóa nếu bị lạm dụng, dùng liều cao kéo dài.
Tuân thủ nguyên tắc điều trị
Thông thường, với nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid khi sử dụng phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị và phải dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày để phòng ngừa các tai biến viêm loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa. Các thuốc nhóm NSAID thường giúp hạ cơn đau nhức tạm thời, nhưng nếu lạm dụng dễ bị nhờn thuốc hoặc cũng có thể gây các phản ứng phụ như nổi mày đay, đỏ da toàn thân… Hiện nay có tình trạng khá nhiều người cứ thấy đau đầu, đau khớp… là tự ý mua thuốc giảm đau theo quảng cáo mà không đi khám bệnh. Trường hợp có các triệu chứng viêm đau xương khớp mà dùng thuốc bừa bãi rất nguy hại vì có thể mắc thêm các bệnh khác nguy hiểm hơn.
Các thuốc NSAID thường được bán tự do ở các nhà thuốc nên nhiều người dùng đã lạm dụng thuốc mà không biết thuốc có nhiều phản ứng phụ như gây mệt mỏi, trướng bụng, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, bồn chồn, dị ứng, xuất huyết dạ dày nặng, tổn thương gan nặng, viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp… Người dùng thuốc nên nhớ rằng không có thuốc nào là an toàn tuyệt đối kể cả khi người bệnh có sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Thuốc giảm đau NSAID chỉ có tác dụng giảm đau triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh tận gốc.
Design by Hao Tran -