Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013


TRẠCH TẢ

(Rhizoma Alismatis Plantago-aquaticae)

Trạch tả còn có tên là Mã đề nước là thân củ chế biến phơi hay sấy khô của cây Trạch tả (Alisma Plantago-aquatica L var orientalis Samuels), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.


Cây Trạch tả mọc hoang ở vùng ẩm ướt nhiều nơi trong nước ta như Cao bằng, Lạng sơn, Điện biên, Hà nam, Ninh bình, Thái bình. Hái lấy rễ củ rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt nhạt hàn, qui kinh Thận Bàng quang.
Theo các sách thuốc cổ:
  • Sách Bản kinh: vị ngọt hàn.
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: nhập Thái dương, Thiếu âm kinh.
Thành phần chủ yếu:
Alisol A, alisol B, alisol A monacetate, alisol B monacetate, epialisol A asparagine, choline, tinh dầu, alcaloit, vitamin B12, Kali có hàm lượng 147,5mg%.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu thẩm thấp. Trị các chứng phù, tiểu ít, chứng lâm, tiết tả, di tinh.
Trích đoạn Y văn cổ:
  • Sách Danh y biệt lục: ” chỉ tả cầm tinh, trị tiêu khát, chứng lâm, trục thủy tại Bàng quang, tam tiêu”.

  • Sách Bản thảo mông toàn: ” Trạch tả tuy uống nhiều làm mờ mắt, uống ít lần làm sáng mắt vì thuốc tả phục thủy nên thủy bị trục thì mắt sáng, nếu uống nhiều lợi tiểu thận khí hư thì mắt mờ”.

  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: ” phàm chứng tả tiểu ít mà nhiều lần, dùng Trạch tả thanh nhuận phế khí, thông điều thủy đạo, hạ thâu bàng quang, chủ trị chứng thủy tả thấp tả, khiến phân rắn lại mà tỳ khí tự hồi phục”.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:


  1. Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Clo và Ure thải ra nhiều hơn.
  2. Phần Trạch tả hòa tan trong mỡ, Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ lipid huyết thanh rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ.
  3. Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Cồn chiết xuất phần Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng giãn mạch vành rõ. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.
  4. Có tài liệu nghiên cứu bước đầu cho thấy nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết.
  5. Độc tính của Trạch tả: LD50 của liều uống đối với chuột cống là 4g/kg.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận:

2.Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:
+ Chứng hàn: gia Mộc hương, Gừng nướng.
+ Chứng nhiệt: gia Hoàng cầm, Bạch thược.
+ Thương thử: gia Hương nhu, Bạch biển đậu.
+ Chứng thấp: gia Thương truật, Bán hạ, Trư linh, Hoạt thạch.
+ Thực tích: gia Sơn tra, Chỉ thực.
+ Bệnh lâu ngày: gia Đảng sâm, Thăng ma, Hoàng kỳ.
+ Tiêu chảy lâu khó cầm: gia Nhục khấu, Kha tử.
  • Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử 6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.

3.Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng thuốc sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol cao lượng bình quân từ 258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%; 103 ca triglycerit tăng từ bình quân 337,1mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Báo cáo của Bệnh viện Trung sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng hải, Báo Y học Trung hoa 1976,11:693).
4.Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương phúc Thành dùng Trạch tả thang gồm Trạch tả 30 – 60g, Bạch truật 10 – 15g, ngày 1 thang sắc chia 2 lần uống. Theo dõi 55 ca, uống từ 1 – 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả đều khỏi (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1988,6:14).
Liều thường dùng: 10 – 20g.
Hạt mã đề – tên thuốc gọi là xa tiền tử, là hạt của cây mã đề, thuộc loài cỏ sống lâu năm, có ở khắp nơi trên đất nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Xa tiền tử thu hoạch vào khoảng tháng 7 – 8 khi quả chín già, đem nhổ cây về phơi khô và thu lấy hạt. Về thành phần hóa học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhày, các acid succumic, adenine và cholin.
Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích tinh khí, mát gan, sáng mắt. Xa tiền tử là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng phổ biến trong nhân dân ta. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây đái buốt, đái rắt, thủy thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều.
Xin giới thiệu một số bài thuốc lợi niệu tiêu phù có hạt mã đề.
Bài 1: Chữa chứng thấp nhiệt tiểu tiện khó, đái buốt, đái rắt, nước tiểu ít, màu đỏ hoặc đục, dùng xa tiền tử độc vị tán bột ngày uống 8 – 10g chia 2 lần. Trường hợp nặng hơn phải thanh nhiệt lợi thấp dùng hoàng bá 12g, hoàng liên 8g, bồ công anh 12g, tỳ giải 12g, mộc thông 10g, xa tiền tử 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Trường hợp thấp nhiệt nặng thậm chí không đái được, bụng đầy trướng, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác, dùng bài Bát chính tán gồm xa tiền tử, cù mạch, hoạt thạch, chi tử, mộc thông, biển súc, cam thảo, đại hoàng lượng bằng nhau, tán thành bột kép, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 15g chiêu với nước đăng tâm thảo. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Nếu thấp nhiệt thịnh, ứ nghẽn nhiều phải thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, trừ thấp dùng đại hoàng 6g, bạch truật 6g, mẫu lệ 10g, xa tiền tử 16g, hồng hoa 6g, khiếm thực 10g, ngư tinh thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Trường hợp tiểu tiện khó khăn, mặt phù, chân thũng, bụng trướng, kém ăn tiểu tiện vàng, rêu lưỡi nhớt, là khí hóa mất chức năng, dương uất, thủy ứ phải hóa khí kiện tỳ, lợi thấp dùng xa tiền tử 12g, phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g, bạch mao căn 12g, trần bì 12g, trần bì 12g, quế chi 6g, tỳ giải 15g.
Bài 5: Nếu tiểu tiện khó khăn do tiền liệt tuyến phì đại, cuối bãi nhỏ giọt không hết, thiên về ứ kết phải hành khí, phá ứ, điều dương, thông lợi dùng xa tiền tử 24g, tạo giác thích 15g, dâm dương hoắc 15g, xuyên sơn giáp 15g, chỉ thực 15g, tiên mao 15g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
Bài 6: Chữa chứng phù thũng, tiểu tiện không lợi dùng hạt mã đề 15g, phục linh bì 9g, trạch tả 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 7: Trường hợp phù thũng toàn thân tiểu tiện không lợi do phong hàn nhiệt thấp độc bị ứ dẫn đến công năng của 3 tạng tỳ, phế, thận mất điều hòa lại kiêm khái thấu, thở gấp phải tán hàn, tuyên phế, lợi thủy, tiêu thũng dùng xa tiền tử 12g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, trần bì 9g, trư linh 9g, bán hạ 6g, hạnh nhân 9g, phục linh 9g, phòng phong 9g, đan bì 9g.
Bài 8: Nếu phù thũng tiểu tiện ít, vàng, sẻn, khó khăn dùng xa tiền tử 12g, mộc thông 5g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 12g, đại phúc bì 9g, trần bì 9g, phòng phong 9g, ma hoàng 6g, tô diệp 9g, phòng kỷ 9g, trích tang bạch bì 9g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 9: Trường hợp phù thũng lúc phát lúc không, xu hướng không nặng, lưng gối yếu ớt, miệng khô, họng ráo, sốt nhẹ, mỏi mệt kèm theo tâm phiền, tai ù, chóng mặt, lưỡi đỏ, mồ hôi trộm phải tư can dưỡng thận, đạm thấm lợi thủy dùng xa tiền tử 25g, trạch tả 20g, bạch phục linh 25g, địa phu tử 25g, mẫu đơn bì 20g, sơn thù du 15g, tang thầm 25g, câu kỷ tử 20g, nữ trinh tử 20g, hoài sơn 20g, can địa hoàng 25g. Sắc uống ngày một thang.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Có một số bài thuốc dân gian, cổ truyền theo hướng dẫn của lương y Huỳnh Văn Quang và Như Tá, dùng chữa những trường hợp đau lưng, nhất là đau do tính chất công việc.


Dùng 300 gr thịt dê, 3 gr trần bì (vỏ quít), 1-2 củ cải trắng, vài gốc hành ta, 3 gr thảo quả, 3 gr tấn phát, cùng gia vị tiêu, gừng. Cách làm: thịt dê cắt lát mỏng, củ cải cắt nhỏ vừa dùng, trần bì thì bỏ lụa trắng bên trong, cắt nhỏ, gừng cắt lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đem nấu cháo với gạo ngon, nêm nếm gia vị. Món này trị được chứng lưng đau do thận suy, do ngồi lâu làm việc.
Thịt dê 200-300 gr, lột bỏ màng mỡ, cắt mỏng rồi đem nấu với gốc hành ta, một ít gừng tươi, tiêu, nấu lấy nước dùng, hoặc lấy nước đem nấu cháo sẽ có công dụng chữa tình trạng lưng đau và mỏi. Lưu ý, với những người cảm sốt, đang phát ban, hoặc bụng đầy trướng thì không nên dùng thịt dê.
Lấy phần lõi bên trong của bầu dục heo, cùng các vị thuốc đỗ trọng, câu kỷ tử, ngọc trúc, khiếm thực (mỗi vị 5 gr), và các gia vị. Tất cả đem hầm chung cho chín mềm, nêm nếm gia vị để dùng; có công dụng chữa các chứng đau lưng, thận suy.
Ngoài ra, dân gian, cổ truyền còn có bài thuốc chữa chứng đau lưng rất hay: dùng quả dâu tằm đem ngâm rượu trắng, cho vào vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng cao. Ngâm từ hai tuần có thể dùng được, mỗi ngày dùng một cốc nhỏ, nếu có thời gian thì hâm nóng cho rượu ngâm ấm lên thì dùng sẽ hiệu quả giảm đau nhiều hơn.
Dân gian còn dùng quả nhàu để chữa trị chứng đau mỏi lưng. Cách dùng đơn giản: hái quả nhàu đã già nhưng chưa chín đem ủ trong muối hạt cho đến khi chín, rồi chấm muối hạt để ăn, ăn 2-3 lần (mỗi lần 1 quả) trong ngày.
Lấy một ít đậu đen đem nấu với 300 gr xương sống heo cùng vị thuốc đỗ trọng 30 gr để chữa chứng đau nhức lưng. Cũng có thể dùng cây cỏ xước (độ 50 gr) rửa sạch, đem nấu với 2 chén nước để uống trong ngày.
Ngoài ra còn có bài thuốc “Lục vị địa hoàng gia giảm”, gồm các vị thuốc: hoài sơn, sơn thù, đơn bì, tục đoạn, thục địa, cốt toái bổ, ngưu tất (mỗi loại 12 gr), phục linh 10 gr, đỗ trọng 15 gr, trạch tả 6 gr. Các vị thuốc trên đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra; nước thứ hai cho tiếp 3 chén nước vào và nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Để phòng đau mỏi lưng do tính chất công việc, cần tránh khuân vác nặng quá sức; vận động, xoa bóp lưng sau mỗi 45 phút ngồi một chỗ làm việc…

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Đào là thứ trái cây rất quen thuộc và cũng là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ lâu đời. Đào còn có tên khác là đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào, mạy phăng (Tày), co tào (Thái), phiếu kiào (Dao)… Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là nhân hạt (đào nhân), hoa, lá, nhựa và quả đào.


Về thành phần hóa học: Thịt quả đào chứa chất màu (carotenoid, lycopen, cryptoxanthin, zeaxanthin), đường, acid hữu cơ, vitamin và ít tinh dầu. Hạt đào chứa dầu béo; amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu. Theo Đông y, thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn, vào can, trường vị. Có công năng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập.
Đào nhân vị đắng ngọt, tính bình, vào kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tiêu tích ứ, nhuận táo, hoạt tràng. Dùng cho các trường hợp bế kinh, trưng hà, xúc huyết, ứ huyết, trúng thương đụng giập, phong thấp, táo bón. Đào hoa (hoa và nụ đào) vị khổ tính bình; công năng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện. Dùng cho các trường hợp phù nề, đàm nhiều, táo bón, bí tiểu, bế kinh. Liều dùng 2 – 6 quả chín tươi hoặc dạng mứt khô; 6 -12g đào nhân.
Một số cách dùng đào nhân làm thuốc
Trị ứ huyết tắc kinh: đào nhân 12g, hồng hoa 6g, tam lăng 8g, đương quy 12g. Sắc uống.
Trị sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng: đào nhân 12g, xuyên khung 6g, gừng thán 6g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, hòa với nước tiểu trẻ em hoặc đun nóng với rượu để uống.
Nhuận tràng, thông tiện, trị đại tiện khó khăn: hạnh nhân 12g, đào nhân 12g, hoả ma nhân 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, chỉ xác 12g. Nghiền thành bột mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc nước uống.
Thoát mủ, tiêu nhọt: đại hoàng 12g, mẫu đơn bì 16g, đào nhân 12g, đông qua tử 12g, mang tiêu 12g. Sắc uống.
Một số món ăn – bài thuốc có đào
Đào chín gọt vỏ bỏ hạt, thái lát, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn. Dùng trợ tiêu hoá, kiện vị, nhuận tràng.
Đào chín 1-3 quả. Rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2-3 lần. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.
Đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt; xay nhỏ với đào nhân, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh.
Ngày ăn 1 – 4 trái đào chín hoặc mứt đào khô để dưỡng da, làm đẹp da.
Đào nhân 50g, đại mễ (gạo tẻ) 60g. Nấu cháo cho ăn vào bữa sáng và bữa tối. Chữa mất ngủ hay quên lẫn, đau lưng, sỏi đường tiết niệu.
Đào nhân 30g, hạnh nhân 15g. Nghiền nát trộn với nước gừng mật ong liều lượng vừa ăn. Dùng cho các trường hợp suy hô hấp thở gấp, hen suyễn mạn tính.
Kiêng kỵ: Không nấu ăn với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Người có cơ địa nóng, tiểu đường, suy nhược cơ thể, trẻ em và phụ nữ có thai nên hạn chế dùng.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Quả bơ không những là “thần dược” của sắc đẹp, ngăn cản tình trạng lão hóa, đẩy lùi bệnh tật mà còn tăng cường khả năng thụ thai ở những ca thụ tinh qua ống nghiệm.


Ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu giúp khám phá khả năng tiềm ẩn của trái bơ, loại trái cây không những vừa ngon miệng mà còn mang lại ích lợi vô vàn về mặt sức khỏe. Trong một nghiên cứu mới nhất về loại quả này, các chuyên gia Mỹ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts phát hiện một chế độ ăn kèm bơ và xà lách trộn dầu ô liu có thể tăng gấp 3 khả năng thụ thai thành công ở những phụ nữ đang cố gắng có con thông qua kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Theo tờ Daily Mail, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn thể, có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt hướng dương và các loại hạt, là bạn thân thiết của bất cứ phụ nữ nào đang ngóng đợi tin vui. Những người hấp thu loại chất béo trên nhiều nhất có tỷ lệ thụ thai cao gấp 3,4 lần thông qua IVF so với nhóm ăn ít nhất. Và thực phẩm tốt nhất cho các bà mẹ tương lai không gì khác ngoài trái bơ, theo trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Jorge Chavarro.
Ngược lại, người hấp thu nhiều chất béo đã bão hòa, có trong bơ động vật và thịt đỏ, sản sinh ra ít trứng tốt hơn để có thể dùng thụ tinh. Đây cũng là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện công dụng hỗ trợ IVF của trái bơ và dầu ô liu, dạng thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt cho thai phụ tương lai, theo báo cáo tại Tổ chức European Society of Human Reproduction and Embryology ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Trước đó, các chuyên gia cũng phát hiện trái bơ có thể là “thần dược” của sắc đẹp, sau khi nó được phát hiện hỗ trợ cuộc chiến chống lão hóa và đẩy lùi bệnh tật. Kết quả nghiên cứu cho thấy một loạt các tác nhân môi trường, như ô nhiễm, khói thuốc lá và phóng xạ, có thể biến các phân tử ô xy bên trong ti thể thành các gốc tự do. Những phân tử bất ổn này hủy hoại toàn bộ các phân tử bình thường dùng để hình thành tế bào, như lipid, protein và thậm chí ADN, bằng cách biến chúng thành những phân tử gốc tự do. Hiện tượng tàn phá này có liên quan đến tình trạng lão hóa và dẫn đến nhiều dạng bệnh tật, bao gồm chứng tăng huyết áp và tiểu đường.
Nhiều cuộc nghiên cứu về chất chống ô xy hóa trong rau quả và trái cây, như cà rốt và cà chua, không cho kết quả đáng khích lệ như mong đợi. “Vấn đề ở đây là các chất chống ô xy hóa bên trong các loại trái cây đó không xâm nhập được vào ti thể”, theo chuyên gia Christian Cortes-Rojo của Đại học Michoacana de San Nicolas de Hidalgo (Mexico). Do đó, các gốc tự do tiếp tục tiến trình tàn phá ti thể, khiến việc sản xuất năng lượng ngừng lại và tế bào bị đẩy vào tình trạng bị hủy diệt.
Tuy nhiên, chuyên gia Cortes-Rojo đã công bố các kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy hiệu quả bảo vệ ấn tượng của dầu trái bơ chống các gốc tự do bên trong ti thể. Theo đó, dầu quả bơ tăng cường khả năng hô hấp của ti thể, cho thấy các chất dinh dưỡng dùng để tạo ra năng lượng cho các chức năng của tế bào vẫn hoạt động hiệu quả dù nó đang bị các gốc tự do tấn công.
Một cuộc nghiên cứu khác do bác sĩ Mario Alvizouri-Munoz của Bệnh viện đa khoa Morelia tiến hành, cũng đã cho thấy trái bơ làm giảm nồng độ cholesterol và các chất béo có hại trong máu, loại trừ được nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Măng tây được chia thành 2 loại xanh và trắng. Chúng ta có thể tìm thấy mangan, magnesium, sélenium, vitamin B1, B2, B3, B6, B9, C, A, E…, tóm lại là rất nhiều thành phần kháng ô xy hóa quan trọng trong đọt măng tây.


Tính năng
Tác dụng nhuận trường là không thể chối bỏ và được biết đến trong màng tế bào, trong việc giảm và thải bỏ sỏi thận, a xít uric (thấp khớp, thoái hóa khớp dạng thấp, thống phong…). Trong cơ chế hoạt động của tim – thận. Trong các trường hợp này, nước ép măng tây được dùng như một thức uống giúp thanh lọc, phục hồi khoáng chất, làm loãng máu, làm chậm lại trạng thái kích thích của tim. Măng tây tác động thải lọc gan và tất cả hệ thống thải như phổi, gan, ruột, da. Nó có tác động tốt cho hệ nội tiết.
Tuy nhiên, tính năng mà có lẽ người ta chú ý đến nhất là đối với ung thư. A xít folic (vitamin B9) có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tá tràng và tử cung. Glutathion là một protein nhỏ và thành phần kháng oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phát triển của ung thư. Một cuộc phân tích đối với 38 loại rau cải cho thấy măng tây tươi nấu chín đã đứng đầu danh sách về hàm lượng glutathion. Nhiều người đã dùng măng tây để trị liệu lâu dài chống ung thư và họ đã thấy hiệu quả rất khả quan. A xít folic cũng rất quý báu để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nó làm giảm tỷ lệ homocystéine máu – vốn là thành phần tích tụ làm tổn thương động mạch và hình thành khối máu đông.
Măng tây rất giàu inulin, một probiotic giúp cho các lợi khuẩn trong ruột khỏe mạnh. Măng tây còn giàu steroid, phytoestrogen, kích thích sản xuất testosteron (nội tiết tố nam). Theo một số tài liệu, người thời Trung cổ đã từng sử dụng măng tây như một liều thuốc gây hưng phấn tình dục.
Thưởng thức
Có thể chế biến măng tây theo nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là luộc. Khi luộc măng nên để lửa nhỏ, ít nước và vớt ngay khi vừa chín tới. Ngoài ra còn có các món như canh măng cua, bò cuộn măng tây, salad măng tây, sò điệp xào măng tây… Những người dùng măng tây trị liệu ngăn ngừa ung thư thì thường nấu chín và xay nhuyễn để dùng hằng ngày.

Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Missouri (Mỹ) phát hiện rằng apigenin, một chất tự nhiên có trong cần tây, mùi tây, có thể mở ra hướng điều trị bệnh ung thư vú.


Đó là nhờ hợp chất này có tác dụng làm teo khối u ung thư vú do progestin gây ra. Progestin là hormone tổng hợp thường được dùng để giảm các triệu chứng liên quan đến mãn kinh.
Theo hãng tin ANI, tác giả nghiên cứu Salman Hyder cùng các đồng nghiệp cấy ghép tế bào gây ung thư vú chết người, được gọi là BT-474, vào chuột thí nghiệm, được chia làm hai nhóm. Nhóm 1 được cho bổ sung medroxyprogesterone acetate (MPA), một loại progestin dành cho phụ nữ sau mãn kinh.
Nhóm 2 không bổ sung MPA. Nhóm 1 sau đó được điều trị với apigenin. Các chuyên gia nhận thấy, khối u ung thư lây lan nhanh chóng ở chuột không điều trị với apigenin. Còn ở chuột được điều trị apigenin, tăng trưởng của các tế bào ung thư vú giảm sút và khối u ung thư cũng bị teo lại.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bảo vệ tuyến tiền liệt

Chúng hỗ trợ sức khỏe của tuyến tiền liệt và làm giảm đi những khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt.

Cải thiện chức năng bàng quang

Trong một số nghiên cứu, chiết xuất từ hạt bí có thể giúp cải thiện chức năng bàng quang.


Điều trị trầm cảm

Do chứa L-tryptophan, một hợp chất tự nhiên giúp chống trầm cảm hiệu quả.
50g hạt bí sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu kẽm của cơ thể.
Hạt bí bổ dưỡng nhất là ở dạng tươi.
Ngừa loãng xương

Do rất giàu chất kẽm nên hạt bí là một trong những nhà bảo vệ tự nhiên chống lại bệnh loãng xương. Cơ thể thiếu kẽm là nguyên nhân làm nguy cơ loãng xương tăng.
Chất kháng viêm tự nhiên

Hạt bí giúp giảm viêm mà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc kháng viêm.
Ngừa sỏi thận

Chúng ngăn chặn sự hình thành can-xi oxalate trong thận.
Điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng

Chúng được nhiều nền văn hóa trên thế giới sử dụng như một trong những loại thuốc tẩy giun tự nhiên cũng như các loại ký sinh khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy chúng chống lại sán máng, một loại ký sinh trùng sống ở sên.
Nguồn ma-giê dồi dào

Nửa cốc hạt bí chứa tới 92% lượng ma-giê hằng ngày.
Giảm cholesterol

Hạt bí chứa phytosterol, hợp chất giúp giảm nồng độ cholesterol “xấu”.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bài thuốc trị tiểu đường từ bí ngô là một trong những phương thuốc tự nhiên, đơn giản mà lại cực kì hiệu quả.


Bệnh nhân tiểu đường và những mối lo
Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng Đông, Tây y hiệu quả. Tuy nhiên, lựa chọn bài thuốc trị tiểu đường bằng bí ngô vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện mà hiệu quả lại không ngờ. Thêm vào đó, bí ngô không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn tốt cho nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể như mắt, da, máu,…
Hiểu về quả bí ngô
Bí ngô còn được gọi là bí đỏ hay bí rợ, thuộc họ bầu bí. Dây bí ngô bò lan trên mặt đất. Quả bí ngô có nhiều hình dáng khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ. Vỏ bí có màu nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu, có thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng.
Bí ngô giàu hàng lượng sắt, vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ. Vitamin nhóm B có trong bí ngô giúp điều trị các chứng bệnh như mất ngủ, hay cáu giận, củng cố sự khỏe mạnh của tóc và móng chân, móng tay.
Bài thuốc trị tiểu đường cực hiệu quả từ bí ngô 1
Bí ngô trị bệnh tiểu đường
Hai nguyên nhân khiến glucoz-huyết tăng ở những người mập phì bị bệnh tiểu đường loại II (không phụ thuộc insulin) bắt nguồn từ sự kết đọng chất béo và xơ động mạch ngăn chặn glucoz khuếch tán vào các mô. “Máu nhiễm mỡ” làm cho tuần hoàn trì trệ, tạo thuận lợi cho việc liên kết protein-glucoz ; dưới dạng liên kết đại phân tử, glucoz không thể thoát ra ngoài mạch dẫn tới hiện tượng đái đường.
Beta-caroten chống oxyd hoá lipoprotein LDL, ngăn chặn xơ động mạch nghĩa là giúp cho glucoz phân tán được ra khỏi mạch máu. Beta-caroten trong quả bí ngô còn chống lão hoá, mà lão hoá là một trong những nguyên nhân cuả bệnh tiểu đường. Ngoài ra bí ngô chứa rất ít tinh bột. Chính vì vậy, bí ngô được xem như bài thuốc trị tiểu đường từ thiên nhiên.
Bài thuốc trị tiểu đường cực kì hiệu quả từ bí ngô 3
Bí ngô chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Cách dùng bí ngô để trị tiểu đường
Chế biến bí ngô thành các món ăn là cách đơn giản mà lại hiệu quả để trị tiểu đường. Có thể nấu canh hay chè, cháo bí ngô, ăn thành nhiều bữa mỗi ngày và cứ ăn như vậy trong thời gian dài, nỗi lo về tiểu đường sẽ được đẩy lùi.
Việc sử dụng bài thuốc trị tiểu đường từ bí ngô sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn và tiện lợi không ngờ.

3 bài thuốc chữa bệnh hôi miệng từ thiên nhiên dưới đây sẽ giúp bạn luôn có hơi thở thơm mát và tự tin trong mọi tình huống.

Design by Hao Tran -