Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa bệnh hiệu quả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa bệnh hiệu quả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Đậu bắp còn là mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt.
Đậu bắp có mặt trong nhiều món ăn, từ chay đến mặn và cả làm “mồi” nhậu cho quý ông. Nếu nhìn ở khía cạnh món ăn bài thuốc, đậu bắp có khá nhiều công dụng.

Đậu bắp chứa nhiều acid folic, đây là món thai phụ nên dùng để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu nên chọn các món ăn với đậu bắp nhưng phong phú về nguyên liệu như: canh chua có nguyên liệu đậu bắp, đậu bắp xào tôm, đậu bắp tẩm bột chiên giòn ăn với rau xà lách, lẩu ăn với đậu bắp… Đậu bắp còn được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong thân hình “nhỏ con” chứa nhiều vitamin A, vitamin C, calci, kali, magiê. Để đạt được công dụng làm đẹp, cần ăn các món hơi “mầu mỡ” một chút như: đậu bắp hấp mỡ hành, đậu bắp xào, đậu bắp hấp chấm kho quẹt…


Theo lương y Đinh Công Bảy – Hội Dược liệu TP.HCM thì những người bị tiểu đường, mỡ trong máu cao nên thường xuyên dùng đậu bắp. Chất xơ trong đậu bắp giúp giảm lượng mỡ trong hệ thống ống tiêu hóa, giúp đường hấp thu vào máu chậm. Như vậy, để đậu bắp có thể “hoàn thành nhiệm vụ”, những ai có mỡ trong máu, tiểu đường cần ăn đậu bắp luộc, hấp; không ăn đậu bắp tẩm bột chiên giòn, đậu bắp xào. Nước đậu bắp luộc dùng để uống cũng có công dụng tương tự.
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ. Trái đậu bắp khi cắt ra khá nhớt, phần nhớt đó chứa xơ dạng hòa tan, còn “thân hình” và hạt đậu bắp chứa xơ không hòa tan. Các nhà khoa học sau khi “cân đo” đã cho đáp số: một chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 4g chất xơ. Vì vậy, khi ăn các món nướng như: sườn nướng, xúc xích nướng, nên tiện tay nướng thêm ít trái đậu bắp ăn kèm, vừa ngon miệng, không ngán, lại giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi. Những ai thường xuyên bị táo bón nên dùng thử đậu bắp. Sau khi dùng khoảng 2 ngày sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên, để loại trừ táo bón, không nên “ưu ái” một mình đậu bắp mà nên ăn thay đổi cùng các món nhuận tràng khác như: khoai lang, đu đủ, bí đỏ, chuối, thanh long…
Bên cạnh làm “phụ tá” đắc lực cho hệ tiêu hóa, chất xơ trong đậu bắp còn giúp giảm cân nhờ sinh ít năng lượng (một chén đậu bắp chứa khoảng 30kcal). Vì vậy, những ai đang “lên lịch” giảm cân nên đưa đậu bắp vào danh sách các món ăn. Tốt nhất là dùng một chén đậu bắp hấp chấm chao hoặc kho quẹt trước khi dùng cơm. Điều cần nhớ khi chế biến các món đậu bắp là chỉ nấu chín tới, không để quá lâu vì có thể mất hết sinh tố. Đậu bắp là món ăn sống ngon không kém ăn chín, song khi mua nên chọn đậu bắp nhỏ, có bề mặt mịn màng, không tì vết, ăn sẽ ngon hơn và giàu dinh dưỡng hơn loại đậu bắp lớn. Nhớ rửa sạch vì lông tơ trên vỏ đậu bắp khiến thuốc trừ sâu dễ bám. Để có rau sạch, nên trồng đậu bắp, vì đây là cây dễ trồng, sống được ở những nơi nắng gắt, đất không màu mỡ, rất sai trái.
Bên cạnh những công dụng có lợi nêu trên, “khuyết điểm” của đậu bắp là làm “lạnh” bụng. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng loại rau này.

Không chỉ là đồ uống giải nhiệt, nâng cao hương vị cuộc sống, trà xanh còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác nhau tạo thành những bài thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.


Dưới đây là một số loại trà thuốc vừa đơn giản, dễ chế biến nhưng lại có công hiệu đáng ngạc nhiên.
1. Trà giấm
Cách làm: Lấy 5g lá chè xanh rửa sạch, sau đó cho vào hãm cùng 1ml giấm ăn khoảng 5 phút, uống nóng sau bữa ăn.
Công dụng: điều hòa dạ dày, tránh gây ợ chua khó chịu, trị kiết lị, máu đóng cục, đau răng, và có tác dụng giảm đau hiệu quả.
2. Trà đường
Cách làm: Lấy 2g lá chè xanh, 10g đường đỏ hãm ấm trà khoảng 5 phút, uống sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ khí, trị tiêu hóa kém, khó đại tiện, lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
3. Trà muối
Cách làm: Lấy 3g lá chè tươi (hoặc lá trà khô), 1g muối ăn hãm trong nước sôi khoảng 7 phút, uống sau mỗi bữa ăn.
Công dụng: Tiêu viêm, sáng mắt, thanh nhiệt, tốt cho cổ họng, trị ho nhẹ, vết thương nhiễm trùng, đau họng, viêm chân răng, đau mắt đỏ…
Nên thường xuyên uống loại trà này về mùa hè để đề phòng chứng rối loạn điện giải vì mất nước do ra mồ hôi quá nhiều. Những đối tượng như dân văn phòng, người huyết áp cao, ít ra mồ hôi nên hạn chế dùng loại trà thuốc này.
4. Trà mật ong
Cách làm: Lấy 3g lá chè, 5ml mật ong cho vào nước nóng hãm khoảng 5 phút, uống nóng ngay sau bữa ăn.
Công dụng: Giải nhiệt, dưỡng huyết, nhuận phổi lợi thận, trị chứng suy nhược thần kinh, suy giảm chức năng dạ dày, viêm lợi, viêm chân răng.
Trà chanh mật ong
5. Trà sữa
Cách làm: Sau khi hãm ấm trà nóng, cho thêm chút sữa tươi, tỷ lệ 2 trà, 1 sữa rồi uống nóng.
Công dụng: bổ tỳ, lợi vị, mắt sáng, thích hợp cho những người có thể chất yếu, tiêu hóa không tốt, mắc các bệnh mãn tính khó chữa.
6. Trà hoa cúc
Cách làm: Lấy 2g lá trà, 2g hoa cúc trắng hãm với nước sôi, uống nguội.
Công dụng: Bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, chống lão hóa, tăng huyết áp, chữa đau đầu, ho và đau họng hiệu quả.
7. Trà táo đỏ
Cách làm: Cho 5g lá chè hãm cùng với khoảng 10 quả táo đỏ trong vòng 7 phút, uống nóng sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ tỳ, lợi khí, trị chứng đi tiểu nhiều ban đêm, không có cảm giác thèm ăn, ăn kém, khó chịu trong người.
8. Trà vỏ quýt
Cách làm: Vỏ quýt thái lát mỏng phơi khô. Lấy 3-6g vỏ quýt khô, 5g lá trà xanh hãm nước nóng khoảng 20 phút, có thể uống khi nào tùy thích hoặc uống thay nước.
Công dụng: Nhuận phổi, tiêu đờn, trị ho, viêm họng hiệu quả.
9. Trà tỏi
Cách làm: Lấy 1 củ tỏi giã nhuyễn, 60g trà hãm với nước sôi để uống cả ngày, uống liên tục trong 7 ngày liên tiếp .
Công dụng: Chữa bệnh ly amip mãn tính, sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc, long đờm, ho lâu ngày, đau rát cổ họng.
10. Trà hành
Cách làm: Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ và 2-3 nhánh hành tươi cho vào đun sôi, uống nóng.
Công dụng: Chữa cảm cúm hiệu quả. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Có tác dụng làm thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt và bổ ngũ tạng.

Mô tả: Thân giả cao 2-4m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.


Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm.
Bộ phận dùng: Quả, hạt, củ, thân – Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông Dương và Malaixia, thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tác dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không tốn tiền, không độc hại.
Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (Nhà xuất bản Y học-1963) thì lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân (cước khí). Rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát và bệnh lâm lậu. Theo kinh nghiệm dân gian người ta dùng chuối hột trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không tốn tiền, không độc hại.
Ngoài việc dùng nước sắc quả chuối hột chữa bệnh đái rắt, lá và vỏ quả chuối khô làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng (sắc uống) nhưng hay dùng nhất là để điều trị các bệnh sau:
Chữa sỏi thận: Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng cho kết quả khá tốt.
Chữa bệnh đái tháo đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã nghiên cứu cải tiến: cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nilon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt. Hoặc cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20cm) lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.
Ngoài ra, quả chuối hột còn xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào (cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương), dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi. Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước cho uống sẽ giảm sốt và không nói mê./.
Một cách khác, dùng chuối hột một buồng già, đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.
Design by Hao Tran -