Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Cây huệ rừng tên khoa học  Dianella ensifolia. Chúng sinh trưởng rất nhiều ở những nơi có độ cao khoảng 1.600 m so với mực nước biển.

Cây có vị cay, tính ấm, có độc nhiều; có tác dụng khử phong, khử độc sát trùng, lợi niệu. Ở Trung Quốc và Malaysia, người ta dùng thân, rễ cây này để chế thành thuốc chữa mụn rộp mọc vòng, mụn nhọt, ghẻ ngứa… Cách sinh sản là lây lan qua thân rễ ngầm và ra hoa vào cuối mùa xuân.


Bệnh rọm, một căn bệnh làm người mắc phải vô cùng đau đớn, dẫn tới dị tật tay chân.
Bệnh rọm là bệnh nhiễm trùng, thường xuất hiện ở bàn tay, chân gây đau nhức, dẫn đến hoại tử nhưng điều trị kháng sinh thường không khỏi. Bệnh có triệu chứng giống với các loại ung nhọt có mủ xanh bên trong, nhưng nếu can thiệp bằng giải phẫu, hay chích nặn mủ bằng các vật kim loại, thường sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Có nhiều bệnh nhân, sau khi nằm viện điều trị kháng sinh không khỏi phải tháo khớp, cắt bớt ngón tay, ngón chân mà bệnh vẫn không hết, tiếp tục ăn vào cả vết mổ, gây trầm trọng hơn.
Theo người dân vùng núi, bệnh rọm do râu mép của con cọp (hổ) khi về già rụi tàn để lại một loại vi khuẩn ký sinh vào cây cối, khi người ta đụng phải nó thì gây nên bệnh rọm… Bệnh thường nhiễm qua bàn tay, chân, biểu hiện ban đầu là vừa nhức vừa ngứa, khi sưng lên thường xuất hiện vệt trắng nhỏ hình bầu dục có tia nhỏ chung quanh.
Có ba loại dược liệu không thể thiếu là cây thuốc rọm, phèn chua và lá chuối tiêu. Sau khi bào chế, miếng thuốc được đắp vào vùng nhiễm trùng của người bệnh, người nhẹ thì vài ba ngày lành, nặng thì phải gần ba tuần. Nguyên tắc là thuốc phải được đắp đều đặn đến khi nào hết đau nhức, liền da…

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -