Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Có hai loại bí đao phổ biến là bí đao đá (vỏ dày cứng và nhẵn, quả dài và ít ruột) và bí đao phấn (vỏ có sáp trắng, quả to và nhiều ruột).


Theo đông y, bí đao không chỉ là thực phẩm dễ chế biến, mùi vị dễ ăn mà còn có nhiều tác dụng như một dược liệu. Hoa bí đao thanh nhiệt, có beta-caroten, dẫn chất acid gallic, vitamin C và kali nên có tính chống ôxy hoá, chống lão hoá. Đem hoa bí đao luộc chấm với mè đen ăn sẽ tác dụng trị táo bón, âm hư, khô cổ, khan tiếng. Trái bí đao luộc chấm mè đen là bài thuốc bổ âm, nhuận trường, sinh tân dịch, rất tốt cho người bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch. Bí đao có khả năng sinh nhiệt thấp nên cũng dùng rất tốt cho người muốn giảm cân.
Bí đao nấu canh với tôm là món ăn có tính thanh nhiệt, bí đao xào trứng là món ăn bổ dưỡng tốt cho người bệnh đái tháo đường, canh cá chép nấu với bí đao và hành củ được trị phù thũng; nhiều nơi kinh nghiệm dân gian còn dùng dây bí đao giã vắt nước gây nôn, trị ngộ độc nấm hoang rất hiệu quả./.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Trầm hương


I. “Ngậm ngải tìm trầm” đó là câu nói của người xưa để miêu tả sự gian lao, khắc ngiệt của những người thợ rừng trên đường đi tìm trầm hương. Trầm hương là do cây dó bầu sinh ra, sự hình thành trầm hương của các cây dó cũng rất đặc biệt. Dân gian truyền rằng, hương trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên thân cây, lâu ngày, cây thấm hương trời biến thành trầm hương. Khi cây bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh.


Đó là nói theo dân gian. Còn theo khoa học thì sao?
Khoa học đã khẳng định, như trong dân gian nhận thức, trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Những cây dó có thể sống lâu và phát triển to lớn thành cổ thụ. Chỉ có dó bầu mới cho trầm tốt và kỳ nam.
Vì những giá trị dược liệu quý hiếm, nên kỳ nam thường rất đắt. Do vậy, để đánh giá các hạng kỳ nam khác nhau, dân gian đã đúc kết thanh kinh nghiệm: “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Còn trầm thì được phân thành 4 loại: trầm mắt kiến có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ do rễ cây sinh ra; trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây và cuối cùng là trầm tốc ở trên thân cây (loại trầm có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị trường). Ngoài ra, người ta con có thể phân biệt kỳ tốt hay kỳ xấu bằng những cảm nhận sau: loại nào nhuyễn mịn và có nhiều chất dầu là tốt nhất, còn loại nào rắn chắc là xấu.
II. Ngày Tết ngoài nhang thẻ, nhang bó, nhang vòng, những nhà khá giả còn thắp trầm hương.
Trầm hương là khí anh tú tụ vào cây gió sống lâu năm nơi non cao rừng rậm.
Khí anh tú kết tinh trong cây gió, gọi chung là trầm hương nhưng sự thật có hai thứ là Trầm và Kỳ.
Trầm tức là trầm hương, kỳ tức là kỳ nam. kỳ nam là thứ trầm có nhiều dầu, còn trầm là thứ kỳ có ít dầu. Trong những cây gió có trầm thỉnh thoảng vẫn có kỳ, và trong những cây gió có kỳ thì trầm luôn luôn bao chung quanh hoặc ở bên cạnh. Thường thường kỳ ít có, và khi có cũng có ít hơn trầm.
Kỳ và trầm phân biệt nhau ở hình chất và khí vị.
- Trầm chất cứng và nặng, màu hơi vàng, vị đắng. Kỳ nhẹ và mềm, màu đen, vị lại đủ cay chua ngọt đắng.
- Trầm mùi ngát, kỳ mùi thanh. Khói trầm bay vòng quanh rồi tan ra, khói kỳ bay thẳng và bay vút.
Ðược tánh đôi bên cũng có chỗ khác nhau.
- Trầm dùng giáng khí, tức là đem khí hạ xuống.
- Kỳ dùng trị các chứng phong đàm, mài với nước mà uống, hay đốt xông vào lỗ mũi. Trị các chứng đau bụng cũng rất hay, chỉ ngậm trong miệng cho tiêu rồi nuốt. Nhiều khi hiệu nghiệm như thần. Trầm và kỳ còn đuổi được tà khí độc, khí ô uế. Trầm thì đốt lên, kỳ chỉ đeo vào mình cũng đủ.
- Kỳ có 4 thứ: Giá trị phân định rõ ràng trong câu ngạn ngữ “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”.
- Bạch kỳ nam sắc trắng, chất mềm và rất nhiều dầu.
- Thanh kỳ nam, màu hơi xanh, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng.
- Huỳnh kỳ nam, màu vàng như sáp ong, chất cứng và nặng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ.
- Hắc kỳ nam, mùa đen chất cứng. Nhưng chỗ nhiều dầu lại mềm như bạch kỳ nam. Kỳ nam thường dùng làm thuốc, giá rất đắt.
Trầm chia làm 4 loại:
- Trầm mắt kiến, có lổ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm.
- Trầm rễ do rễ cây sanh ra.
- Trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây.
- Trầm tốc ở nơi thân cây.
Trầm tốc có nhiều nhất và trên thị trường chia ra làm nhiều thứ giá bán khác nhau.
- Tốc hoa màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa.
- Tốc nước, màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng.
- Tốc xám, màu xam xám như tro.
- Tốc lọ nghẹ, màu đen đen như bồ hóng.
- Tốc đá, nặng và trông hình sắc như đá.
- Tốc ớt, sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm.
- Tốc hương, sắc vàng lợt, hương đượm, thường bao chung quanh kỳ nam, cho nên có nhiều điểm, nhiều gân kỳ nam lẫn vào. Nếu dầu nhiều thêm thì tốc ký trở thành kỳ.
Trầm là lâm sản quý nhất ở Khánh Hòa. Ðối với Trầm Khánh Hòa lại có một thứ hải sản cũng quý như trầm đó là yến sào. Hai thứ sản vật quý giá này thường đi đối với nhau.
Chẳng những đi đôi với nhau, trầm hương và yến sào lại quấn quýt với nhau tạo cho người Khánh Hòa một tinh thần thanh cao, một tấm lòng chung thủy.
Có dịp sẽ nói kỹ về yến sào. Ở Khánh Hòa dù là nơi sản xuất nhiều yến sào nhưng ít nhà dùng yến sào để ăn Tết. Còn trầm hương thì không nhà nào, lúc giao thừa hay sáng mùng một mà không có một lư trầm tỏa hương nơi bàn thờ Tổ Tiên, nơi bàn thờ Phật Thánh.
Cho nên các cụ ngày xưa thường bảo con cháu:
Xuân về thắm đủ trăm hoa
Mùi trầm hương thiếu vẫn là chưa xuân.



Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Cụm hoa mọc ở đầu cành gồm nhiều hoa, mọc thành từng vòng, mỗi vòng khoảng 5 – 6 hoa, có cuống ngắn, xếp sít nhau như bông.


Bộ phận dùng: Hạ khô thảo là cụm bông hoa của cây hạ khô thảo (Flos Prunellae cum Fructu). Có thể dùng cả cây làm thuốc, nhưng tác dụng kém hơn chỉ dùng cụm bông hoa.
Tránh nhầm lẫn hạ khô thảo nam là cành mang lá và hoa của cây cải trời (Blumea subcapitata DC.), thuộc họ cúc (Asteraceae). Theo kinh nghiệm dân gian, cây này chữa được nhiều bệnh ngoài da.
Một số đơn thuốc có hạ khô thảo
Thanh hỏa, tán kết:
- Trị lao hạch cổ chưa vỡ, bướu giáp trạng đơn thuần, viêm gan, viêm vú tắc sữa: hạ khô thảo 125 – 250g. Sắc uống hoặc dùng hạ khô thảo nấu cao mà uống.
- Trị lao hạch: hạ khô thảo 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20 – 30 ngày.
- Trị lao hạch, viêm tuyến sữa: hạ khô thảo 20g, huyền sâm 12g, thổ bối mẫu 12g. Sắc uống.
Mát gan, sáng mắt:
- Trị đau nhức mắt do nhiệt ở gan: hạ khô thảo 62,5g, chích thảo 20g, hương phụ tử 62,5g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước.
- Trị viêm màng tiếp hợp: hạ khô thảo 62,5g, bồ công anh 62,5g, tang diệp 12g, xa tiền thảo 12g, dã cúc hoa 12g. Sắc uống.
- Trị đau đầu do tăng huyết áp: hạ khô thảo tươi 62g, hy thiêm thảo 62g, dã cúc hoa 62g. Sắc uống.
- Trị tăng huyết áp gây đau đầu, đỏ mặt: hạ khô thảo 20g, cúc hoa 12g, mẫu lệ sống 32g, thạch quyết minh sống 32g, xuyên khung 4g, mạn kinh tử 4g. Sắc uống.
Một số món ăn hỗ trợ điều trị có hạ khô thảo
- Cháo bồ công anh, hạ khô thảo: bồ công anh 30g, hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 60g. Sắc hay hãm bồ công anh và hạ khô thảo lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc và gạo nấu cháo, khi ăn cho thêm đường trắng đủ ngọt. Dùng một đợt 3 – 5 ngày. Dùng trong các trường hợp viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ), xuất huyết kết giác mạc, mụn nhọt, viêm vú tắc sữa, lao hạch.
- Cháo câu kỷ tử, hạ khô thảo: hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 30g, câu kỷ tử 15g. Hạ khô thảo sắc lấy nước, bỏ bã, để riêng. Cho gạo tẻ và kỷ tử vào nấu cháo, khi được cháo, cho nước hạ khô thảo vào sôi đều, ăn ngày 1 lần, liên tục trong 15 ngày. Dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp lao       mào tinh hoàn (hay gặp ở thanh niên 20 – 35 tuổi).

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013



I. Thuốc viên tiểu đường.

Đa số bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng thuốc viên để kiểm soát đường huyết. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng loại thuốc nào, uống lúc nào và liều lượng bao nhiêu.

Sau đây là những điều bạn cần biết:

  • Thuốc viên tiểu đường chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
  • Thuốc viên tiểu đường không chứa insulin
  • Tác dụng của thuốc viên tiểu đường: Thuốc viên tiểu đường chỉ có tác dụng ở bệnh nhân mà cơ thể còn sản xuất được insulin. Mỗi loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu bằng những cơ chế khác nhau:
    • Kích thích tụy tạng tiết thêm insulin ( Sulfonylureas, repaglinide)
    • Cản trở gan đưa thêm đường vào máu (Metformin, Sulfonylureas)
    • Giúp cho đường đi vào tế bào dễ dàng hơn (Rosiglitazone)
    • Giảm hấp thu đường qua đường ruột (Acarbose)
  • Có loại thuốc tiểu đường không được dùng chung với rượu (như Diabinese). Nếu bạn uống rượu nên cho bác sĩ của bạn biết để tránh các phản ứng bất lợi {như nhức đầu, cơn phừng nóng}.
  • Một số thuốc tiểu đường được khuyên dùng 30 phút trước bữa ăn. Đôi khi thuốc này làm khó chịu dạ dày. Nếu điều này xảy ra với bạn, nên báo cho bác sĩ hay dược sĩ của bạn, để xem bạn có thể uống trong các bữa ăn hay không.
  • Bạn cũng nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng ngoài thuốc tiểu đường, kể cả các loại thuốc mua ở hiệu thuốc không cần toa bác sĩ. Nếu bạn dùng aspirin, thuốc bướu cổ (thyroid), thuốc cao huyết áp, thuốc làm hạ cholesterol, thuốc dị ứng… nên báo cho bác sĩ của bạn biết. Vì có nhiều loại thuốc nếu dùng riêng rẽ thì không có vấn đề gì, nhưng khi dùng chung với một loại thuốc khác lại gây nên những phản ứng trầm trọng hoặc những tình trạng bệnh lý rất khó chẩn đoán. Cũng có một số loại thuốc có thể làm tăng hay hạ đường huyết. Do đó nếu dùng chung với thuốc tiểu đường sẽ có tình trạng tăng hay hạ đường huyết bất ngờ khó biết rõ nguyên nhân.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc viên tiểu đường:
    • Rối loạn tiêu hóa: ói mửa, đầy hơi, tiêu chảy, khó chịu trong dạ dày, đau bụng
    • Di ứng da: nổi mẩn, ngứa
    • Rối loạn máu: giảm bạch cầu, tăng acid lactic (Glucophage)
  • Trong vài trường hợp, thuốc viên tiểu đường có tác dụng trong một thời gian, sau đó không đem lại kết quả mong muốn nữa. Vào trường hợp này bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải dùng insulin mới kiểm soát được đường huyết. Điều này không có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì hay bệnh tiểu đường của bạn chuyển biến nặng hơn, mà chỉ có nghĩa là đến lúc bạn phải chuyển qua một giai đoạn khác trong việc điều trị tiểu đường. Điều quan trọng trong việc điều trị tiểu đường là làm sao kiểm soát được đường huyết chứ không phải phương pháp điều trị. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải dùng insulin để giữ đường huyết ở mức gần bình thường vẫn tốt hơn là dùng thuốc viên và ăn uống kiêng cữ mà không kiểm soát được đường huyết.
MỘT SỐ THUỐC VIÊN TIỂU ĐƯỜNG THÔNG DỤNG
Tên chung
Tên đặc chế
Số lần uống trong ngày
Thời gian hiệu lực
Chlorpropamide
Diabinese
1
cho đến 60 giờ
Glipizide
Glucotrol
Glucotrol XL
1-2
Thay đổi theo toa
12-24 giờ
Cho đến 24 giờ
Glyburide
DiaBeta, Micronase, Glynase PresTab
1-2
Thay đổi theo toa
16-24 giờ
12-24 giờ
Glimepiride
Amaryl
1
Cho đến 24 giờ
Metformin
Glycophage
2-3
4 đến 8 giờ
Glyburide và
Metformin
Glucovance
1-2
Cho đến 24 giờ
Rosiglitazone Pioglitazone
Avandia
Actos
1-2
1
Cho đến 24 giờ
Acarbose
Precose
3 lần/ngày trong bữa ăn
4 giờ
Miglitol
Glyset
3 lần/ngày trong bữa ăn
4 giờ
Repaglinide
Prandin
3 lần/ngày trong bữa ăn
4 giờ
Một số điều nên làm:
  • Biết tên thuốc tiểu đường bạn đang dùng.
  • Biết rõ uống thuốc lúc nào.
  • Uống thuốc đúng giờ mỗi ngày, kể cả lúc bạn ốm đau.
  • Biết phải làm thế nào khi bạn quên uống thuốc (bỏ qua một cữ thuốc).
  • Báo cho bác sĩ của bạn, nếu bạn muốn ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng.
  • Đi lấy thuốc đúng ngày để không bị thiếu hụt thuốc.
  • Giữ thuốc viên trong hộp mà hiệu thuốc giao cho bạn.
  • Để thuốc nơi trẻ em không lấy được.
Những điều không nên làm:
  • Không nên chia sẻ thuốc tiểu đường với người khác.
  • Cũng không nên uống thuốc tiểu đường của người khác.
II. Insulin
Cơ thể của chúng ta tự tiết ra insulin. Ở người bình thường, tụy tạng sản xuất đầy đủ insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường. Bệnh nhân tiểu đường loại 1 không sản xuất được insulin. Họ cần tiêm insulin để duy trì sự sống. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, cơ thể còn sản xuất được insulin, nhưng không sử dụng tốt insulin này. do đó có thể sống mà không cần tiêm insulin. Tuy nhiên trong một số trường hợp, insulin cũng cần thiết để cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 để kiểm soát đường huyết, khi thuốc viên tiểu đường không còn đem lại hiệu quả tốt.
Insulin không thể bào chế dưới dạng thuốc viên để uống mà phải tiêm dưới da. Việc này cũng dễ thực hiện và không gây đau nhiều. Bác sĩ điều trị là người quyết định cho bạn dùng insulin, loại insulin nào, liều lượng, giờ giấc và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng.
Sau đây là một số điều bạn cần biết:
  • Mua insulin và ống tiêm
    Mỗi khi mua insulin nên xem kỹ hộp thuốc và nhãn thuốc xem có đúng loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho bạn không. Dùng không đúng loại insulin sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Nên đọc kỹ trên nhãn:
    • Tên thuốc (Humulin, Ilentin I, Ilentin II) - Nguồn gốc (người, bò, heo)
    • Tác dụng (ngắn, trung bình, chậm)
    • Nồng độ: Insulin thường dùng ở Mỹ có nồng độ 100 đơn vị (units) trong một mililít, có ký hiệu U-100 trên hộp.Như vậy một chai 10ml chứa 1.000 đơn vị insulin.
    • Thời hạn sử dụng. Không nên dùng insulin đã quá thời hạn sử dụng.
    • Nên mua loại ống tiêm chỉ dùng để tiêm insulin phù hợp với nồng độ U-100, có nắp đậy kim màu vàng cam.
  • Khi sử dụng insulin, bạn nên tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ từ loại thuốc, liều lượng, cho đến giờ giấc tiêm thuốc. Khi có sự bất thường trong việc kiểm soát đường huyết, nên báo cho bác sĩ bạn biết. Mọi thay đổi trong việc sử dụng insulin đều phải hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Cất giữ insulin
    Insulin sẽ không có tác dụng tốt nếu không được cất giữ kỹ lưỡng.
    • Nên để các chai insulin chưa dùng trong tủ lạnh.
    • Không nên để insulin trong ngăn đá
    • Nếu không thể cất trong tủ lạnh, nên để chỗ mát (dưới 86o F), tránh xa chỗ nóng và ánh sáng.
    • Không nên lắc mạnh chai insulin.
    • Khi đi du lịch nên giữ insulin trong xách tay mang theo người để tránh thất lạc. Tránh để chai insulin nơi quá nóng hay quá lạnh.
  • Chọn vị trí tiêm insulin (xem hình vẽ)
Các vùng trên hình vẽ là những nơi thuận lợi để tiêm insulin. Mỗi vùng chia ra từng ô nhỏ. Mỗi ô là nơi tiêm insulin một lần. Sau khi sử dụng hết các ô trên một vùng thì chuyển qua vùng khác. Tốc độ insulin vào máu nhanh hay chậm tùy theo vùng: nhanh nhất ở vùng bụng, kế đến ở tay chân rồi đến vùng mông.
Những điều nên làm:
Nên làm đúng các điều sau mỗi khi tiêm insulin:
  • Đúng liều
  • Đúng giờ giấc (tương đối, tùy thuộc vào các bữa ăn)
  • Tiêm đều đặn hằng ngày. Đừng bỏ qua một lần nào, kể cả khi bạn không ăn được, nếu không có ý kiến của bác sĩ.
  • Muốn thay đổi điều gì trong việc tiêm insulin, nên báo trước với bác sĩ
  • Xem kỹ thời hạn sử dụng
  • Tiêm insulin trên các vùng khác nhau trên cơ thể
  • Điều hòa việc ăn uống, vận động cơ thể với việc tiêm insulin.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Theo y học cổ truyền: gan nhiễm mỡ được mô tả với những chứng trạng sau: vùng hạ sườn phải đầy trướng, da vàng da sạm, hoa mắt chóng mặt, tiêu hóa chậm, phân thường bị bạc màu, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu vàng sậm, lượng ít; có một triệu chứng rất kín đáo: gan to dần. Tùy mức độ và cơ địa người bệnh, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, làm rối loạn các chức năng sinh lý của gan.
Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, tinh thần không thư thái, rượu chè quá mức, sinh ra can khí uất kết, thấp nhiệt ứ đọng, đàm ẩm, cả khí cả huyết đều trở trệ. Để chữa trị, Đông y có các bài thuốc cho từng thể lâm sàng.
Thể thấp nhiệt uất kết
- Triệu chứng: hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng, da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ, gan mất chức năng sơ tiết.
- Nguyên tắc điều trị: lợi thấp thanh nhiệt, nhuận gan giải uất.
Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, ngân hoa 12g, thổ linh 16g, rau má 20g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cúc hoa 10g, trạch tả 10g, cỏ mực 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Nhân trần 12g, hạ liên châu 12g, củ đợi 12g, xích thược 12g, bạch truật 12g, xa tiền 10g, hương phụ 12g, trần bì 12g, sinh địa 12g, nam hoàng bá 16g, bồ công anh 16g, chỉ xác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.


Cây nhân trần và vẩy con tê tê (xuyên sơn giáp) là hai vị thuốc tốt trị gan nhiễm mỡ.
Thể đàm thấp trở trệ
- Triệu chứng: vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm da tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả vùng bụng căng đầy.
- Nguyên tắc điều trị: hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc
- Phương dược:
Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, đương quy 12g, sơn trà 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 12g, mẫu lệ (chế) 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Bạch linh 10g, ích mẫu 16g, kê huyết đằng 12g, xuyên khung 12g, thạch xương bồ 16g, đinh lăng 16g, chỉ xác 10g, bán hạ chế 10g, xa tiền 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, sơn trà 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Xuyên khung, ích mẫu: hoạt huyết; Bạch linh, bán hạ: trừ đàm thấp; Xương bồ, đương quy: thông kinh hoạt lạc; Trần bì, xa tiền có tính thông hoạt trừ ứ… Nếu gan to có thể gia thêm xuyên sơn giáp 8g, mẫu lệ chế 10g.
Thể can tỳ lưỡng hư
- Triệu chứng: đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải, bụng đầy trướng, đại tiện phân không thành khuôn, người mệt mỏi, váng đầu, bụng lạnh, ăn uống rất kém, chân tay không có lực.
- Nguyên tắc điều trị: Ôn bổ tỳ dương, dưỡng can lý khí
Bài 1: Hoàng kì 10g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, đương quy 12g, bán hạ 10g, sinh khương 6g, bạch thược 10g, sài hồ 12g, chích thảo 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, củ đợi 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bạch truật, hậu phác, sinh khương: bổ tỳ dương; Củ đợi, bạch thược, sài hồ: dưỡng can hòa can, thăng đề dưỡng khí. Bài này bổ trung châu, bổ thổ, phù hợp với những triệu chứng: Bụng đau âm ỉ, phân lỏng, chân tay lạnh, dày da bụng, váng đầu hoa mắt, cơ thể suy nhược, da vàng sạm.
Bài 2: Nhân trần 12g, hạ liên châu 12g, bạch truật 12g, cao lương khương 12g, biển đậu 12g, sinh khương 6g, trần bì 12g, sơn trà 12g, ngũ gia bì 15g, chỉ xác 10g, đan sâm 15g, bạch linh 12g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trong điều trị cần hết sức quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Khuyên bệnh nhân mắc bệnh này dùng các loại rau quả có vị chua. Theo đông y vị chua cải thiện được chức năng gan mật, tăng tiết dịch mật, tốt cho tiêu hóa. Đó là những thứ rau quả thường dùng như: quả khế, quả me, quả chanh, chua me đất…

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Cột sống có 33 đốt sống: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Tủy sống bắt đầu ở trên tại ngay lỗ lớn xương chẩm nơi tiếp cận với hành não và tận cùng ở dưới ngang mức bờ dưới đốt sống thắt lưng thứ nhất. Trên dọc chiều dài của tủy được gắn với 31 đôi dây thần kinh sống, mỗi dây được gắn với tủy sống qua một rễ trước (rễ vận động) và một rễ sau (rễ cảm giác).
Rối loạn cổ có rất nhiều nguyên nhân như gai xương, thoát vị đĩa đệm, chèn ép tăng động cột sống… do mang vật nặng, ngồi lâu trước máy (lái xe, xem tivi, vi tính), làm việc với thiết bị rung mạnh, kể cả hút thuốc… đột nhiên thấy cứng và đau cổ, có thể một bên hoặc hai bên, đối xứng hoặc không, có thể đau lan ra tay, mặt có thể lệch về một bên. Người bệnh khó thay đổi tư thế cổ vì đau, muốn nhìn về phía nào đó phải quay cả người…

 Thoái hóa đốt sống cổ.
Chữa trị như thế nào?
Cẩn thận đi khám, nếu không có vấn đề gì “ghê gớm” mà chỉ là vẹo cổ đơn thuần có thể dùng các thuốc sau đây.
Thuốc giảm đau: Có nhiều loại như paracetamol hoặc paracetamol + codein như efferalgan codein hoặc có thể dùng các thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau không steroid (AINS) như aspirin, ibuprofen hoặc thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celevoxil hoặc dẫn chất tổng hợp oxicam như piroxicam. Đau nặng có thể dùng thuốc phối hợp paracetamol AINS như alaxan (ibuprofen và paracetamol).
Kết hợp với thuốc mephenesin (biệt dược: decontractyl, decoztyl, decotatyl, decozactyl… có tác dụng thư giãn cơ, trấn tĩnh nhẹ. Dùng hỗ trợ điều trị các co thắt gây đau, thoái hóa đốt sống, vẹo cổ, rối loạn tư thế cột sống, đau lưng – thắt lưng và các tình trạng co thắt khác.
Chống chỉ định: Mẫn cảm thuốc, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc cho người mang thai, người nuôi con bú. Không uống rượu khi dùng thuốc, dùng liều cao thuốc gây buồn ngủ, thuốc có thể gây phản ứng da, hiếm gây sốc phản vệ. Thuốc bôi: tránh bôi vào vết thương hở, nhiễm khuẩn, niêm mạc.
Hoặc kết hợp với tolperison (bd: efelysone, miorelax, mydocalm, tomeron…).
Thuốc có tác dụng thư giãn cơ vân và giãn mạch, tác dụng trên thần kinh trung ương, ức chế quá trình phản xạ gây đau được dùng cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan đến hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai, thắt lưng, liệt cứng liên quan đến bệnh mạch máu não – tủy, thoái hóa đốt sống, di chứng phẫu thuật, chấn thương, xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa não – tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh não tủy khác.
Chống chỉ định: Nhạy cảm quá mẫn với thuốc, nhược cơ năng, mang thai. Người nuôi con bú, thuốc tiêm với trẻ em.
Lưu ý: Có thể bị nhược cơ, nhức đầu, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa ban, mày đay, phù thần kinh mặt, khó thở. Có thể tăng GOT, GPT, protein niệu, tê đầu chi, co cứng hoặc run chi, chóng mặt, bừng mặt, đổ mồ hôi… Hiếm sốc phản vệ.
Cũng có thể dùng thay thế bởi methocarbamol hoặc eperison (chất tương quan hóa học).
Tập luyện: Tùy mức độ đau, vẹo cổ, luyện tập cho vừa phải. Nằm giường hoặc đệm cứng, không gối đầu cao, luyện tập đầu, cổ là chính, nhẹ nhàng quay, cúi, ngẩng nghiêng sang trái – phải. Làm việc trước máy cần có chế độ nghỉ ngơi và tập nhẹ.
Bệnh lý cổ có thể bán cấp do thoái hóa cột sống dần dà kết hợp với chấn thương nhẹ hoặc lao động quá mức gây ra, dùng thuốc (một loại giảm đau và kết hợp một loại giãn cơ) và tập luyện, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng, hiếm tiến triển thành bệnh lý tủy. Tuy nhiên đa số người không chữa trị và luyện tập đều đặn, đến nơi đến chốn có thể có triệu chứng dai dẳng. Trường hợp bệnh lý rễ nặng, giảm chức năng vận động cần phải được phẫu thuật.
Design by Hao Tran -