Trầm hương
I. “Ngậm ngải tìm trầm” đó là câu nói của người xưa để miêu tả sự gian lao, khắc ngiệt của những người thợ rừng trên đường đi tìm trầm hương. Trầm hương là do cây dó bầu sinh ra, sự hình thành trầm hương của các cây dó cũng rất đặc biệt. Dân gian truyền rằng, hương trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên thân cây, lâu ngày, cây thấm hương trời biến thành trầm hương. Khi cây bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm. Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh.
Đó là nói theo dân gian. Còn theo khoa học thì sao?
Khoa học đã khẳng định, như trong dân gian nhận thức, trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Những cây dó có thể sống lâu và phát triển to lớn thành cổ thụ. Chỉ có dó bầu mới cho trầm tốt và kỳ nam.
Khoa học đã khẳng định, như trong dân gian nhận thức, trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Những cây dó có thể sống lâu và phát triển to lớn thành cổ thụ. Chỉ có dó bầu mới cho trầm tốt và kỳ nam.
Vì những giá trị dược liệu quý hiếm,
nên kỳ nam thường rất đắt. Do vậy, để đánh giá các hạng kỳ nam khác
nhau, dân gian đã đúc kết thanh kinh nghiệm: “nhất bạch, nhì thanh, tam
huỳnh, tứ hắc”. Còn trầm thì được phân thành 4 loại: trầm mắt kiến có
lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ do rễ
cây sinh ra; trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây và cuối cùng là trầm
tốc ở trên thân cây (loại trầm có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị
trường). Ngoài ra, người ta con có thể phân biệt kỳ tốt hay kỳ xấu bằng
những cảm nhận sau: loại nào nhuyễn mịn và có nhiều chất dầu là tốt
nhất, còn loại nào rắn chắc là xấu.
II. Ngày Tết ngoài nhang thẻ, nhang bó, nhang vòng, những nhà khá giả còn thắp trầm hương.
Trầm hương là khí anh tú tụ vào cây gió sống lâu năm nơi non cao rừng rậm.
Khí anh tú kết tinh trong cây gió, gọi chung là trầm hương nhưng sự thật có hai thứ là Trầm và Kỳ.
Trầm tức là trầm hương, kỳ tức là kỳ
nam. kỳ nam là thứ trầm có nhiều dầu, còn trầm là thứ kỳ có ít dầu.
Trong những cây gió có trầm thỉnh thoảng vẫn có kỳ, và trong những cây
gió có kỳ thì trầm luôn luôn bao chung quanh hoặc ở bên cạnh. Thường
thường kỳ ít có, và khi có cũng có ít hơn trầm.
Kỳ và trầm phân biệt nhau ở hình chất và khí vị.
- Trầm chất cứng và nặng, màu hơi vàng, vị đắng. Kỳ nhẹ và mềm, màu đen, vị lại đủ cay chua ngọt đắng.
- Trầm mùi ngát, kỳ mùi thanh. Khói trầm bay vòng quanh rồi tan ra, khói kỳ bay thẳng và bay vút.
Ðược tánh đôi bên cũng có chỗ khác nhau.
- Trầm dùng giáng khí, tức là đem khí hạ xuống.
- Kỳ dùng trị các chứng phong đàm,
mài với nước mà uống, hay đốt xông vào lỗ mũi. Trị các chứng đau bụng
cũng rất hay, chỉ ngậm trong miệng cho tiêu rồi nuốt. Nhiều khi hiệu
nghiệm như thần. Trầm và kỳ còn đuổi được tà khí độc, khí ô uế. Trầm
thì đốt lên, kỳ chỉ đeo vào mình cũng đủ.
- Kỳ có 4 thứ: Giá trị phân định rõ ràng trong câu ngạn ngữ “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”.
- Bạch kỳ nam sắc trắng, chất mềm và rất nhiều dầu.
- Thanh kỳ nam, màu hơi xanh, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng.
- Huỳnh kỳ nam, màu vàng như sáp ong, chất cứng và nặng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ.
- Hắc kỳ nam, mùa đen chất cứng. Nhưng chỗ nhiều dầu lại mềm như bạch kỳ nam. Kỳ nam thường dùng làm thuốc, giá rất đắt.
Trầm chia làm 4 loại:
- Trầm mắt kiến, có lổ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm.
- Trầm rễ do rễ cây sanh ra.
- Trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây.
- Trầm tốc ở nơi thân cây.
Trầm tốc có nhiều nhất và trên thị trường chia ra làm nhiều thứ giá bán khác nhau.
- Tốc hoa màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa.
- Tốc nước, màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng.
- Tốc xám, màu xam xám như tro.
- Tốc lọ nghẹ, màu đen đen như bồ hóng.
- Tốc đá, nặng và trông hình sắc như đá.
- Tốc ớt, sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm.
- Tốc hương, sắc vàng lợt, hương
đượm, thường bao chung quanh kỳ nam, cho nên có nhiều điểm, nhiều gân
kỳ nam lẫn vào. Nếu dầu nhiều thêm thì tốc ký trở thành kỳ.
Trầm là lâm sản quý nhất ở Khánh Hòa.
Ðối với Trầm Khánh Hòa lại có một thứ hải sản cũng quý như trầm đó là
yến sào. Hai thứ sản vật quý giá này thường đi đối với nhau.
Chẳng những đi đôi với nhau, trầm
hương và yến sào lại quấn quýt với nhau tạo cho người Khánh Hòa một
tinh thần thanh cao, một tấm lòng chung thủy.
Có dịp sẽ nói kỹ về yến sào. Ở Khánh
Hòa dù là nơi sản xuất nhiều yến sào nhưng ít nhà dùng yến sào để ăn
Tết. Còn trầm hương thì không nhà nào, lúc giao thừa hay sáng mùng một
mà không có một lư trầm tỏa hương nơi bàn thờ Tổ Tiên, nơi bàn thờ Phật
Thánh.
Cho nên các cụ ngày xưa thường bảo con cháu:
Xuân về thắm đủ trăm hoa
Mùi trầm hương thiếu vẫn là chưa xuân.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét