Một số bạn đọc gửi thư hỏi về bài thuốc “Tiêu đàm hóa ứ” dùng để
chữa bệnh cao huyết áp. Thực ra không có bài thuốc nào mang tên như
vậy, “tiêu đàm hóa ứ” trong y học cổ truyền là cụm từ chỉ chung những phương thuốc giúp tiêu ứ, tan đàm.
Theo lương y Phạm Như Tá, trường hợp bị chứng tiêu đàm hóa ứ, người
thầy thuốc Đông y hay dùng bài “Nhị trần thang” gia giảm. Nhị trần thang
gồm có các vị thuốc sau: bán hạ chế (12 gr), trần bì (vỏ quýt – 10
gr), phục linh 8 gr, chích thảo 6 gr, sinh khương 3 gr, ô mai 1 quả.
Đem tất cả sắc (nấu) để uống. Cách sắc như sau: cho các vị thuốc vào ấm
đất sắc cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt ra; nước thứ hai
cho tiếp 2 chén nước vào các vị thuốc, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai
nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc nước thuốc còn ấm
nóng.
Chích thảo |
Lương y Phạm Như Tá cho hay, nhị trần thang được dùng trong chữa
chứng đàm thấp gây ho, với các triệu chứng: ho đờm trắng, ngực đầy
trướng, lợm giọng, buồn nôn, chân tay nhức mỏi, chóng mặt hồi hộp, rêu
lưỡi trắng… Đây là một bài thuốc có tác dụng hóa đàm hòa vị nên được
dùng khá rộng rãi cho các chứng bệnh sinh ra đàm như: phong đàm (do
nhiễm phong tà mà gây bệnh) thì thêm vào các vị thuốc: nam tinh, bạch
phụ tử, tạo giác, trúc lịch. Hàn đàm (do dương khí hư, nên hàn đàm và
thấp tà kết hợp gây ra bệnh) thì thêm vị thuốc: can khương, tế tân.
Nhiệt đàm (còn gọi là đàm hỏa, do ăn uống không điều độ gây ra) thì thêm
các vị thuốc: qua lâu, hoàng cầm, thạch cao. Thực đàm (đàm kết tụ) thì
thêm: la bặc tử, chỉ xác, sơn tra, mạch nha, thần khúc. Thấp đàm (đàm
phát sinh do tỳ không vận hóa) thì thêm vị thuốc: thương truật, bạch
truật.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét