Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Để trị mụn trứng cá hiệu quả, phải tìm hiểu rõ từng loại mụn và nguyên nhân hình thành nên mụn, từ đó tìm ra biện pháp phòng tránh, hạn chế và trị mụn tận gốc.

Làn da mịn màng và trắng hồng là ao ước của mọi chị em phụ nữ
Mụn trứng cá là bệnh lý của da phổ biến ở thanh thiếu niên, chiếm tới 85% ở nhóm tuổi từ 15 đến 35. Mụn trứng cá không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Mụn trứng cá hình thành chủ yếu do 5 yếu tố như: thay đổi hormone trong cơ thể khiến tuyến nhờn tăng sinh, vi khuẩn viêm nhiễm tiềm ẩn trong nang lông, tác hại xấu từ môi trường, ảnh hưởng bởi thực phẩm cay, nóng và quá lạm dụng mỹ phẩm. Mụn thường xuất hiện tại các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, cổ, ngực, cánh tay, vai, lưng và mông.
Phân loại mụn trứng cá
Thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 loại: mụn trứng cá không viêm (mụn đầu đen, mụn cám, mụn đầu trắng), mụn trứng cá viêm (mụn bọc, mụn mủ)
- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen hình thành do có quá nhiều vi khuẩn, tế bào chết và bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Hỗn hợp này nằm trong các nang lông hở, gặp oxy trong không khí bị oxy hóa nên chuyển sang màu đen, tên khoa học là “mụn nhân mở”.
- Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng hình thành bởi tế bào chết và bã nhờn nằm lại trong nang lông bị đóng kín nên có nhân màu trắng. Tên khoa học của loại mụn này là “mụn nhân đóng”.
Trị mụn trứng cá hiệu quả-2
Phân loại mụn trứng cá trên da
- Mụn cám: Mụn cám là những nốt mụn nhỏ li ti trên bề mặt da. Mụn hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tế bào chết và bã nhờn hình thành nên nhân mụn nhỏ, màu trắng ngà.
- Mụn bọc, mụn mủ: Mụn mủ, mụn bọc là tình trạng viêm nhiễm nặng tại lỗ chân lông. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, cộng với tế bào chết, sừng hóa da khiến ổ vi khuẩn tăng sinh gây viêm nhiễm sâu trong nang lông gây nên nhân mụn cứng và màng mủ trắng nổi trên bề mặt da.
Cách điều trị mụn trứng cá
Để trị mụn trứng cá hiệu quả, phải tìm hiểu rõ từng loại mụn và nguyên nhân hình thành nên mụn, từ đó tìm ra biện pháp phòng tránh, hạn chế và trị mụn tận gốc.
Với các loại mụn không viêm, có thể điều trị tại nhà bằng cách rửa sạch vùng mụn, làm khô thoáng lỗ chân lông, hạn chế tình trạng tiết dầu thừa. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn vẫn bám lại dai dẳng trên da khiến lỗ chân lông bị nong rộng, da nhanh lão hóa thì bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ da liễu. Mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể khiến tình trạng viêm nhiễm thêm nặng, vết thâm và sẹo sau mụn để lại vĩnh viễn trên da.
Theo các bác sĩ da liễu, công nghệ trị mụn trứng cá Blue Light là liệu pháp trị mụn trứng cá hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Công nghệ trị mụn Blue Light đã được FDA Hoa Kỳ và CE Tiêu chuẩn châu Âu kiểm định chất lượng và độ an toàn. Blue Light được chỉ định điều trị tận gốc các loại mụn trứng cá: Mụn mủ, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám…
Trị mụn trứng cá hiệu quả-3
Blue Light đặc trị mụn trứng cá tận gốc và vĩnh viễn
Blue Light cung cấp 98% oxy tươi tinh khiết thẩm thấu sâu trong cấu trúc da qua thiết bị đầu phun sương đặc biệt. Oxy tươi giúp giảm sừng hóa, thanh lọc da, đào thải độc tố và làm thông thoáng lỗ chân lông. Blue Light với dải ánh sáng xanh có bước sóng đặc biệt chiếu xạ trực tiếp lên vùng mụn, hút sạch màng mủ và cồi nhân mụn cứng trong nang lông, triệt tiêu ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm sâu trong tế bào da, đồng thời nhanh chóng se nhỏ lỗ chân lông, chống thâm, ngăn ngừa sẹo rỗ hiệu quả.
Đặc biệt, khác với các công nghệ trị mụn trứng cá khác, Blue Light không chỉ trị mụn trứng cá hiệu quả mà còn nhanh chóng kích thích tái tạo tế bào da mới, tăng sinh collagen, elastin, protein giúp vùng da điều trị thêm mịn màng và trắng hồng rạng rỡ.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Thiếu máu là tình trạng bệnh lý với triệu chứng máu bị giảm về số lượng hồng cầu hoặc huyết cầu tố (còn gọi là hemoglobin) hoặc giảm cả hai. Bình thường, lượng huyết cầu tố trong cơ thể khoảng từ 13-18g/100ml ở nam và 12-16g/100ml ở nữ và trẻ em. Thiếu máu xảy ra khi huyết cầu tố bình thường dưới 13g/100ml ở nam giới và nhỏ hơn 12g/100ml ở nữ giới. Số lượng hồng cầu trong 1ml giảm dưới 3.500.000. Muốn biết có thiếu máu hay không cần làm xét nghiệm máu. Kỹ thuật này ở các bệnh viện có khoa xét nghiệm đều làm được.

Bệnh thiếu máu do nguyên nhân gì?
Bệnh thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân và tùy theo mức độ mà có các biểu hiện rõ ràng hoặc âm thầm, nếu không để ý sẽ không biết. Nếu phát hiện thấy các triệu chứng có da và niêm mạc xanh nhớt, sắc mặt không hồng hào, lật mi mắt lên thấy niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể hay mệt mỏi, khó thở, hay nhức đầu, chóng mặt, ù tai, đom đóm mắt... là có thể người bệnh đã bị rối loạn cân bằng giữa hai quá trình sinh sản và hủy hoại hồng cầu trong cơ thể dẫn đến bệnh thiếu máu.
Nguyên nhân hay gặp nhất: Thiếu máu do cơ thể bị thiếu những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu như sắt, vitamin B12, acid folic, một số acid amin...; Thiếu máu do tiêu huyết vì quá trình hủy hoại hồng cầu bị tăng quá mức trong một số trường hợp như bệnh ở hồng cầu, ngộ độc, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh sốt rét và bệnh giun móc; Thiếu máu do quá trình tạo hồng cầu ở tủy xương bị giảm sút hoặc mất hẳn do một số bệnh lý hoặc do độc tính của thuốc, nhất là khi dùng chlorocid không đúng quy định (bị suy tủy); Các tình trạng thiếu máu do mất máu cấp hoặc mạn tính, do các bệnh gây xuất huyết như chảy máu dạ dày, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu...

Số lượng hồng cầu trong máu giảm sẽ dẫn đến thiếu máu.
Thuốc thường dùngThuốc cho bệnh thiếu máu nói trên có nhiều loại, có thể dùng riêng rẽ từng thứ hoặc loại thuốc phối hợp. Chủ yếu trong các thuốc chống thiếu máu thường dùng các hoạt chất sau:
Sắt (Fe): có thể ở dạng muối sắt sulfat hoặc sắt oxalat. Đây là yếu tố cần thiết và rất quan trọng để tổng hợp hemoglobin. Trong cơ thể người lớn bình thường có 4-5g sắt và 2/3 lượng này được thấy trong các hồng cầu. Hiện nay, người ta hay dùng dạng sắt oxalat vì nó ít gây táo bón hơn sắt sulfat. Không dùng thuốc có hoạt chất này cho người bị bệnh lý ở dạ dày và ruột như loét dạ dày, viêm ruột hoặc viêm loét ruột kết. Khi cho bệnh nhân uống thuốc có chứa sắt cần cảnh báo cho họ các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, táo bón, phân màu đen... để họ biết và không lo lắng. Cần nhắc bệnh nhân không uống kết hợp với một số kháng sinh như tetracyclin vì sắt tạo phức hợp khó hấp thu qua đường ruột do đó làm mất tác dụng của kháng sinh.
Acid folic là chất thuộc vitamin nhóm B có nhiều trong men bia, một số loại nấm lành, gan, thận, rau xanh như bắp cải, cà chua... Acid folic tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, nhất là sự tổng hợp purin và pyrimidin. Acid này cũng giúp cho quá trình phục hồi tạo ra nguyên hồng cầu khổng lồ về mức bình thường và có tác dụng giống như cyanocobalamin. Acid folic rất cần cho phụ nữ có thai và sau khi đẻ, những người bị thiếu máu do hồng cầu bị phá hủy ở các tĩnh mạch như bệnh sốt rét.
Vitamin B12 hay còn gọi là hydroxo cobalamin có tác dụng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin này gây ra chứng thiếu máu hồng cầu to (thiếu máu ác tính) và một số rối loạn về thần kinh. Vitamin B12 thường dùng dưới dạng thuốc tiêm để điều trị các chứng thiếu máu ác tính, thiếu máu do cắt bỏ dạ dày, thiếu máu do bệnh giun móc. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc này nếu chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu, bệnh ung thư và bệnh trứng cá.
Hiện nay, các dạng thuốc chống thiếu máu có khá nhiều trên thị trường và một số thuốc là dạng viên phối hợp các hoạt chất trên. Thuốc thường được cấp miễn phí cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai, người bị suy dinh dưỡng... Cần sử dụng thuốc đúng cách. Các thuốc chống thiếu máu cần được sử dụng có thời hạn nhất định theo lời khuyên của thầy thuốc và sau mỗi đợt điều trị cần làm xét nghiệm kiểm tra lại công thức máu để cân nhắc xem liều dùng và thời gian điều trị tiếp theo. Đây không phải là thuốc bổ mà dùng tràn lan. Trong quá trình điều trị cần xem xét kỹ và điều trị dứt điểm các bệnh đi kèm bằng thuốc đặc trị thích hợp. Ví dụ như dùng thuốc sốt rét để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét, dùng thuốc trị giun để tiêu diệt giun móc. Có như thế thì mới giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Điều quan trọng nữa là phải hướng dẫn người bệnh ăn uống đảm bảo đủ chất bằng thực đơn thích hợp có nhiều chất bổ, vitamin và chất sắt. Không nên nghĩ rằng chỉ cần dùng thuốc chống thiếu máu thì bệnh sẽ lui và người bệnh sẽ không bị thiếu máu nữa.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Bạn có thể trị mụn đầu đen bằng những phương pháp đơn giản ngay tại nhà rất hữu ích nhưng có những sai lầm “vô ý” đôi khi có thể khiến lỗ chân lông to hơn, da bài tiết nhiều bã nhờn và dầu thừa hơn. 

Mụn đầu đen luôn là nối lo lắng của nhiều chị em
1. Làm sạch da mặt
Việc đầu tiên bạn cần làm là giữ cho da mặt luôn ở trong tình trạng sạch sẽ nhất để có thể phát huy tối đa mọi công dụng của phương pháp trị mụn đầu đen. Tuy nhiên không phải cứ rửa mặt càng nhiều càng tốt, 1 ngày bạn chỉ nên rửa mặt nhiều nhất 3 lần, nên đặc biệt chú ý vào trước lúc đi ngủ. Khi rửa chỉ nên massege mặt nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh nhé.
2. Hạn chế đồ ăn nhanh, cay, nóng
Những thức ăn đồ uống cay và nóng chính là nguyên nhân gây nên mụn. Những loại thức ăn này gây nóng trong người khiến da bị giãn ra nên là điều kiện cho mụn phát sinh nhiều hơn. Vì thế, để làm sạch mụn đầu đen hiệu quả, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay và nóng một cách tối đa.
Trị mụn đầu đen-2
Sử dụng đồ ăn cay và nóng là nguyên nhân khiến mụn đầu đen “hoành hành”
3. Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím và tia tử ngoại, nhất là vào những lúc trời nắng gắt như trưa hay chiều. Nếu ánh nắng mặt trời tác động vào làn da không chỉ tăng nguy cơ mọc mụn đầu đen mà còn rất có hại cho sức khỏe làn da bạn nữa.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia da liễu, hiện nay tại Thẩm mỹ viện Đông Á đã có phương pháp trị mụn đầu đen hiệu quả và an toàn tuyệt đối, bằng công nghệ trị mụn tiên tiến và hiệu quả Blue Light.
Trị mụn đầu đen-3
Trị mụn đầu đen hiệu quả bằng công nghệ Blue Light
Công ngẹệ trị mụn Blue Light đã được đánh giá theo tiêu chuẩn của Mỹ do Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm FDA chứng nhận về chất lượng dịch vụ. Sử dụng công nghệ Blue Light, bạn vừa có thể trị mụn tận gốc, vĩnh viễn không tái phát đồng thời cũng có tác dụng dưỡng da, kích thích tăng sinh collagen và elastin tự nhiên, sản sinh protein nuôi dưỡng tế bào da mới, cho làn da trắng hồng tự nhiên.
Để biết thêm thông tin chi tiết về trị mụn đầu đen hiệu quả bằng công nghệ Blue Light, bạn có thể liên hệ ngay:
Thẩm mỹ viện Đông Á
Địa chỉ: 212 Kim Mã, Hà Nội

Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có khi không tìm thấy nguyên nhân gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân gây bệnh thường là do các bệnh lý ở cột sống, tủy sống hay một số bệnh toàn thân khác như đái tháo đường, nhiễm độc hoặc tổn thương tại dây thần kinh liên sườn.

 

Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn (cúm, lao, thấp khớp), các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) hay tổn thương ở đốt sống lưng (lao, ung thư nguyên phát hay di căn, thoái hóa, u tủy). Nhiều trường hợp bệnh nhân đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác đau tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Nhiều trường hợp đau do zona liên sườn (virut tấn công vào dây thần kinh). Biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức. Bệnh nhân cần chú ý không để vỡ mụn nước vì sẽ làm dải ban đỏ - mụn nước lan rộng, gây chèn ép nhiều nơi.
Điều trị
Trước hết cần điều trị các bệnh toàn thân là nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát
Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac... Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng hiệu quả kém, có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu... Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày.
Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin. Bản chất là các thuốc chống co giật, nhưng được phát hiện có tác dụng giảm đau trong các trường hợp có tổn thương dây, rễ thần kinh. Vì có tác dụng lên thần kinh trung ương nên trong một số trường hợp bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng sau uống thuốc. Thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể dùng kéo dài vài tháng.
Thuốc giãn cơ vân: myonal, mydocalm... chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Nên dùng liều thấp, sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
Uống vitamin nhóm B (B1, B6, B12) là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp phong bế cạnh sống, tuy nhiên, thực hiện phương pháp này phải do bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị đau thần kinh liên sườn do zona
Ở giai đoạn cấp, có thể bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không được sử dụng các thuốc mỡ bôi lên vùng tổn thương. Dùng thuốc kháng virut acyclovir, không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Ngoài ra có thể dùng thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin, thuốc kháng histamin (có tác dụng giảm phù nề tại vùng tổn thương). Tuy nhiên cũng có tác dụng an thần nhẹ, nên chỉ dùng vào buổi trưa và tối, thận trọng dùng đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Bên cạnh đó có thể bổ sung vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
Thuốc an thần được dùng khi đau nhiều gây mất ngủ, thường dùng các thuốc an thần nhẹ như rotunda, rotundin...
Giai đoạn di chứng có thể dùng thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin, bổ sung vitamin nhóm B: B1, B6, B12 và dùng thuốc an thần khi bị đau nhiều.
Việc chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát không quá khó nhưng để tìm ra nguyên nhân gây đau thứ phát phải cần được khám bệnh tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân thực thể về cột sống, tủy sống và các bệnh lý khác.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013



Nếu một ngày bạn cầm chiếc gương lên soi và thấy khuôn mặt hay cánh mũi của bạn xuất hiện các nốt mụn đầu đen phiền nhiễu làm mất thẩm mĩ thì hãy loại bỏ chúng hoàn toàn theo những cách sau nhé!


1. Tẩy tế bào chết như một thói quen hàng tuần của bạn
Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp để tẩy tế bào da chết và loại bỏ mụn đầu đen chỉ bằng những thực phẩm trong tủ bếp của bạn.
Hạt nhục đậu khấu giúp loại bỏ da dầu hay các axit lactic trong sữa giúp phá vỡ các tế bào da cũ để chúng biến mất khi bạn rửa mặt. Nếu không, bạn có thể sử dụng bơ thay vì sữa thường xuyên (nó có chứa axit lactic). Bạn cũng có thể sử dụng baking soda và nước, nước chanh và đường, hoặc muối và kem chua.
Cách tiến hành: Đơn giản chỉ cần kết hợp hòa trộn các hỗn hợp trên lại với nhau để tạo thành một miếng dán mỏng trên mặt của bạn.
Rửa sạch mặt với nước và sau đó áp dụng tẩy da chết bằng cách massage da mặt theo chuyển động tròn.
Tập trung vào các nốt mụn đầu đen, nhưng nhớ nên chà nhẹ nhàng vì chúng rất nhạy cảm. Chà quá mạnh tay có thể làm hỏng da của bạn. Tẩy tế bào da chết trong 3-5 phút. Sau đó, rửa sạch lại mặt sạch sẽ.

2. Chăm sóc da với mật ong
Bạn có thể rửa mặt với mật ong hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần phải rửa mặt thật sạch trước khi áp dụng. Bởi vì mật ong rất dính và có thể lấy hết bụi bẩn trên da mặt của bạn hiệu quả nhất.
Để bắt đầu, bạn chỉ cần đổ một lượng nhỏ mật ong lên ngón tay và nhanh chóng vỗ nhẹ lên vùng da mà bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen.
Mật ong sẽ dính vào trong lỗ chân lông và nó cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kháng khuẩn, chất chống oxy hóa nhẹ nhàng.
Tiếp tục massage da mặt với mật ong trong 3 phút hoặc lâu hơn. Và sau đó chỉ cần rửa sạch mặt với nước ấm.
3. Sử dụng lòng trắng trứng
Thành thật mà nói, đây là một trong những cách yêu thích nhất của những nhân bị mụn đầu đen.
Để sử dụng lòng trắng trứng, bạn nên rửa mặt sạch sẽ. Sau đó, thoa lòng trắng trứng bằng cách sử dụng ngón tay của bạn hoặc một cây chổi trang điểm.
Bắt đầu quết lớp mặt nạ trứng mỏng đầu tiên và để cho nó tự khô trong một thời gian ngắn. Sau đó tiếp tục thoa một lớp thứ hai lên trên lớp thứ nhất và để cho da khô hoàn toàn.
Nếu muốn, bạn có thể thoa một lớp trứng lần thứ 3 lên tiếp mặt nạ trứng lần 2.
Cho phép mặt nạ này để khô trong 15 phút. Khuôn mặt của bạn lúc này sẽ cảm thấy hơi chặt và kéo căng một chút. Nhưng điều này là tốt cho da.
Sau đó, sử dụng một khăn ướt được nhúng nước ấm và chà lòng trắng trứng ra khỏi khuôn mặt của bạn một cách nhẹ nhàng. Lúc này khuôn mặt của bạn sẽ siêu mịn và mềm mại.
4. Mặt nạ đất sét để hấp thụ dầu
Ngoài mặt nạ lòng trắng trứng, bạn có thể thoa mặt nạ đất sét để thoát khỏi mụn đầu đen.
Bạn có thể mua đất sét làm mỹ phẩm tại các cửa hàng mỹ phẩm và kết hợp trộn với nước giấm táo, nước hoa hồng (nếu muốn)
Cách làm mặt nạ này là: Kết hợp 1 muỗng canh đất sét với 1 muỗng canh giấm táo (hoặc nước tinh khiết) và khuấy đều cho đến khi tạo thành một hỗn hợp không vón cục.
Thoa mặt nạ này trên toàn bộ khuôn mặt sạch sẽ của bạn, hoặc ở những nơi có mụn đầu đen. Để mặt nạ này khô trong 15-20 phút.
Sau đó hãy sử dụng khăn ướt và nhúng nước ấm để loại bỏ mặt nạ này một cách từ từ và nhẹ nhàng.
5. Dùng bàn chải đánh răng làm sạch mụn
Nếu sau khi sử dụng các phương pháp trên vẫn thất bại thì bạn có thể sử dụng biện pháp được coi là khá cực đoan này.
Sử dụng một bàn chải đánh răng dành riêng chỉ để làm sạch mụn đầu đen. Không được sử dụng bàn chải đánh răng bạn đang dùng để làm sạch răng miệng.

Dùng bàn chải đánh răng chà kỹ mụn đầu đen. Sau đó nhúng bàn chải đánh răng vào trong ly nước oxy già để giữ cho nó sạch sẽ.
Hoặc bạn có thể sử dụng một bàn chải lông mềm và đổ một lượng nhỏ nước cốt chanh lên trên bàn chải đánh răng. Chà nhẹ nhàng khu vực mụn đầu đen.
Bạn có thể rửa sạch bằng nước và áp dụng lại thoa chanh và dầu nếu bạn cảm thấy như bạn cần. Chỉ làm điều này một cách nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
Ngoài ra, không sử dụng biện pháp này nhiều hơn một lần một tuần. Không áp dụng nó xung quanh mắt, trên bất kỳ vết thương hở, vết trầy xước, hoặc vết cắt.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013




Chăm sóc làn da bị mụn bạn không nên bỏ qua danh sách các phương pháp xông mặt trị mụn được khuyến khích bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu.



Những bí quyết làm đẹp, chăm sóc da, giảm cân, kinh nghiệm trang điểm, địa chỉ thẩm mỹ viện, luôn được cập nhật mỗi ngày tại

 

Xông mặt không những giúp loại bỏ các bụi bẩn và yếu tốt gây hại khác bám dính trên da mặt mà thêm vào một số thảo dược trong nước sẽ giúp da bạn mịn màng, sáng bóng trong suốt tất cả các mùa.
Các thử nghiệm mới từ các chuyên gia cho thấy phương pháp xông mặt này mang lại hiệu quả cao cho những người đã mất niềm tin vào hiệu quả của các loại mỹ phẩm cao cấp ngay cả sau khi sử dụng lâu dài. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị vài loại thảo mộc hay tinh dầu và một ấm nước nóng. Cho hỗn hợp thảo mộc, tinh dầu và nước nóng ra một cái thau hoặc tô lớn. Dùng khăn tắm to để trùm đầu lại, xông trong khoảng 8-10 phút sau đó lau khô mặt với khăn sạch. Sau đây là một vài gợi ý tốt nhất mà bạn có thể thử:
1. Hoa cúc
Hoa cúc là một trong những loại thảo dược nhẹ để điều trị mụn. Bạn sẽ nhận thấy tác dụng chống khuẩn và điều trị kì diệu của loại hoa này ngay sau lần sử dụng đầu tiên. Bạn có thể sử dụng hoa tươi, hoa khô hoặc tinh dầu hoa cúc đều được.
Cho 5-6 cánh hoa (hoặc 3-4 muỗng cà phê) vào nước sôi, hoặc bạn có thể sử dụng 2-3 muỗng tinh dầu nếu bạn không thể tìm thấy hoa tươi, xông trong khoảng 8-10 phút để đảm bảo da bạn hấp thụ được tinh chất từ hoa. Bên cạnh việc giảm mụn, phương pháp này còn giúp ngăn chặc các cơn đau từ những đầu mụn.

2. Chanh tươi và bạc hà
Công thức bao gồm 3-4 lát chanh tươi và 4-5 lá bạc hà. Cho cả hai loại vào nước nóng và để trong vòng 6 phút. Sau đó tiến hành xông mặt với dung dịch vừa tạo trong khoảng 8-10 phút. Mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy để đun nước sôi sau đó tắt bếp rồi mới xông, như thế sẽ dễ chịu hơn là bạn xông ngay khi nước còn đang quá nóng.

3. Hương thảo (Rosemary), chanh và mật ong
Trộn 2-3 muỗng cà phê tinh dầu hương thảo, 2 lát chanh và 1 muỗng cà phê mật ông với nước nóng và để yên hỗn hợp trong vài phút. Hãy làm sạch lỗ chân lông của bạn với công thức đặc biệt này. Sau đó dung khăn sạch lau khô mặt. Mỗi tuần cố gắng thực hiện ít nhất 2 lần, bạn sẽ chiến thắng các loại mụn đặc biệt là mụn trứng cá sau một thời gian kiên trì đấu tranh đấy.

4. Hoa cúc, hạt thì là, cánh hoa hồng
Đây là công thức xông mặt tuyệt vời từ các thành phần hữu cơ. Việc bạn cần làm là cho 3-4 muỗng cà phê hoa cúc, 2 muỗng cà phê hạt thì là và 4-5 cánh hoa hồng vào một tô lớn. Cho nước nóng vào và đậy kín mặt tô ít nhất 10 phút. Dùng khăn lớn để che đầu và xông mặt trong ít nhất 8-10 phút. Cuối cùng, lau mặt với khăn sạch. Sử dụng công thức này hằng tuần bạn sẽ có một làn da sạch và khỏe khoắn, bảo đảm mụn không dám tấn công.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013



Những nốt mụn cám li ti lần sần nơi “mặt tiền” làm bạn khó chịu, mất tính thẩm mỹ và gây khó khăn khi trang điểm. Vậy bạn đã tìm được phương pháp chữa trị chưa?


1. Nguyên nhân:


Tăng tiết chất bã nhờn:

 

Chất bã tiết ra từ tuyến bã và đổ vào lỗ chân lông ra ngoài.

Sự tác động của nội tiết tố Androgen từ tuyến nội tiết sinh dục nam, nữ (tinh hoàn, buồng trứng) và tuyến thượng thận: Các nội tiết tố tuyến giáp và nội tiết tố tăng trưởng cũng có ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
Tắc cổ nang lông tuyến bã do yếu tố di truyền và môi trường:
Chất bã tăng tiết bị tắc lại và vi khuẩn tăng sinh cùng với các axit béo tự do làm phá hủy nang tuyến gây viêm.



Vi khuẩn:
Propionibacterium acnes đóng vai trò quan trọng gây nên mụn do tạo ra các axit béo tự do và gây viêm nang lông tuyến bã.
Di truyền:
Người ta thấy yếu tố gia đình chiếm 50% các trường hợp bị mụn cám.
Có một số trường hợp, mụn nổi lên rất nhanh và dày trên da. Đó là vì ngoài gây tắc cổ nang lông tuyến bã, một số mỹ phẩm còn có chất gây mụn nhân (comedongenic). Do vậy, khi sử dụng mỹ phẩm, cần được tư vấn cẩn thận và sau khi dùng, phải tẩy trang kỹ nhằm khai thông cổ nang lông tuyến bã, giúp cho các chất bã dễ dàng bài tiết ra ngoài, không bị tắc lại trong tuyến.
2. Cách chữa trị mụn cám :
Lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần mụn cám sẽ biến mất. Còn nếu là mụn sinh ra do gan yếu hoặc do ảnh hưởng của tuổi dậy thì , phải dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc đi mỹ viện hút mụn.

Bạn có thể làm mặt nạ gồm 1 lòng trắng trứng và ít nước cốt chanh.Sau đó lấy 1 tấm vải khô,mềm và sạch hay mặt nạ giấy(có thể mua tại các siêu thị) rồi  nhúng vào dung dịch đó đắp lên mặt khoảng 30 phút hoặc 1tiếng sau bạn rút ra sẽ có rất nhiều mụn cám bị dính vào đó. Cách này vừa làm hết mụn vừa làm thu nhỏ lỗ chân lông nhưng bạn chỉ nên làm 2lần/tuần (trước khi làm nên rửa mặt sạch sẽ và ko rửa mặt bằng sữa sau khi làm xong mà chỉ rửa bằng nước )
Điều trị mụn cám còn phải kết hợp với vệ sinh tại chỗ (có nơi mụn), toàn thân, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức quá khuya, chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng và các sinh tố. Buổi tối và sáng, dành ít phút mát -xa da mặt cũng rất tốt, giúp cho da được tập thể dục, bài tiết các chất bã nhờn ra ngoài, các mạch máu dưới da được lưu thông và nuôi dưỡng da tốt hơn.
* Thực ra, đối với mụn cám không điều trị cũng không sao, chỉ có điều nó khiến da mặt không được mịn màng, bề mặt da thường thô hơn so với những người không bị mụn. Nói chung, mụn cám chỉ ảnh hưởng đến hình thức của “mặt tiền” chứ không gây hại gì cả.

Design by Hao Tran -